Cách làm rượu cần Tây Nguyên chính gốc say cả đất trời

Rượu cần – tên gọi xuất phát từ cách uống rượu độc đáo của người dân tộc ít người sống ở Tây Nguyên hay các cao nguyên khác. Sau khi ủ xong rượu, người dân tộc sẽ cho vào trong ché, niêm chặt miệng ché  và khi uống sẽ cắm uống trúc dài như chiếc cần rồi hút trực tiếp rượu trong ché ra ngoài. Cùng nồi nấu rượu NEWSUN tìm hiểu về thông tin này nhé.

Rượu cần Tây Nguyên Rượu cần Tây Nguyên

Rượu cần Tây Nguyên được đồng bào dân tộc coi trọng như của quý và chỉ được đem ra sử dụng khi có lễ hội hay dùng để tiếp đãi những vị khách quý. Bập bùng trong ánh lửa, tiếng cồng, chiêng réo rắt, những vị khách từ phương xa đến sẽ được chiêu đãi những vò rượu cần có hương vị ngọt ngào, thơm dịu, dễ uống nhưng cũng đủ làm say ngất ngây.

Xem thêm thông tin: Cách kết hợp rượu vang với món ăn sao cho ngon đúng điệu

Bí quyết làm rượu cần Tây Nguyên từ một loại men trái cây

Ở Tây Nguyên, có nhiều buôn làng của các đồng bào dân tộc khác nhau, họ sinh sống và hòa hợp với núi rừng, do đó mà đa số những đặc sản đều xuất phát từ rừng núi. Đức tin của những người dân nơi đây đối với núi rừng là rất cao vì rừng đã nuôi dưỡng và che chở cho họ tự bao đời.

Mỗi một dân tộc sẽ có cách làm rượu cần dân tộc khác nhau, tuy cách thức uống giống nhau nhưng công thức lên men và loại nguyên liệu khác nhau. Thường rượu cần Tây Nguyên sẽ được làm từ gạo, mỗi loại gạo, mổi loại men sẽ tạo ra điểm khác biệt mà những người dân tộc chỉ một ngụm nhỏ cũng có thể phân biệt được đây là rượu từ ai làm.

Trong đó, cách làm rượu cần dân tộc Churu sinh sống tại cao nguyên Lâm Đồng từ men trái cây và gạo đã thực sự chinh phục từ rất nhiều người sành rượu khó tính. Đây cũng là một trong những phương pháp cách làm rượu cần hảo hạng giúp cho danh tiếng của những loại “sơn tửu” này ngày càng vang danh và vang xa hơn.

Thứ men trái cây được người Churu làm từ 5 lại trái cây và để có đủ trái cây để làm men, họ sẽ phải đi sâu vào rừng tìm kiếm cho đủ 5 loại. Trong đó, có 4 loại men “đực” là từ những loại trái cây Dong Patơi, Dong dă, Dong ở mre, Dong Wong kết hợp với men “cái” là trái Kzut, bột gạo để tạo thành hỗn hợp men hài hòa âm dương, tạo độ ngọt thơm cho rượu, khi uống không gây cảm giác đau đầu, khó chịu.

Bí quyết làm men từ trái cây này đã có từ hàng ngàn năm và được những người đồng bào lưu giữ thật cẩn thận qua  từng thế hệ. Vốn dĩ uống rượu cần là nét văn hóa đặc trưng, do đó mà để tạo nên nét đẹp văn hóa rượu cần thì người dân tộc Tây Nguyên trân trọng và giữ gìn công thức làm men như gìn giữ chính linh hồn mình  vậy.

Cách làm rượu cần Tây Nguyên độc đáo của người Churu

Để làm rượu cần  theo công thức đặc biệt của người Churu, người ta dùng đến gạo lứt, men trái cây và trấu.

Không ai biết trấu được dùng trong cách làm rượu cần từ khi nào, nhưng một điều chắc chắn đây chính là cách thông minh mà người đồng bào nghĩ ra để giúp tạo những khoảng trống nhỏ trong ché rượu, giúp ché giữ được lượng không khí nhất định khi lên men và có thể hút được rượu ra ngoài mà không cần mở nắp ché rượu.

Đầu tiên, cơm sẽ được nấu chín và đổ ra nia, đánh tơi cơm không để cơm vón cục, đợi cơm gần nguội hẳn thì cho men giã nhuyễn vào trộn đều, lúc này bỏ một lượng vỏ trấu vào cơm rồi trộn lại một lần nữa. Cho phần cơm này vào trong gùì, dùng lá phủ kín và ủ đủ 1 ngày (tức 24h). Sau khi ủ cong, cơm sẽ được đổ ra nia rồi trộn lại một lần nữa cho đều trước khi cho vào trong ché rượu, cách pha rượu cần như thế này giúp cho người làm có thể đánh tơi và đảo đều cơm cùng hòa quyện với men đã được ngấm kỹ.

Mỗi ché rượu đã được cho cơm rượu vào sẽ được niêm kín miệng bằng tro bếp được nhồi dẻo với nước rồi để gần góc bếp và sau 10 ngày có thể đem ra dùng. Rượu cần ủ lâu sẽ ngon hơn, nên để chuẩn bị trước cho những lễ hội thì người Churu thường làm rượu trước đó vài tháng. Trong những lễ hội, rượu cần là thứ không thế thiếu, cách pha rượu cần của mỗi nhà thường tùy theo kinh nghiệm mà có được hương vị ngon nhất, nhưng cơ bản là có nét tương đồng vì đều làm từ một loại men giống nhau.

Ở Tây Nguyên, dù là nghèo hay giàu, mỗi nhà đều phải có rượu cần, nhất là dùng cho những lễ hội trong năm. Đi kèm theo cách làm rượu cần được người dân gìn giữ, họ còn tin rằng có một vị Thần ché ở mỗi nhà để bảo vệ cho ché của gia đình đó.

Bởi lẽ, trong đức tin của người đồng bào, chỉ có Thần với thần thông tối cao mới có thể dạy cho người dân cách làm ra món ăn tinh thần đáng quý này, do đó việc bảo vệ ché chính là sự tôn trọng vị Thần này. Hành động làm bể ché rượu cần là điều vô cùng kiêng kị, do đó họ sẽ buộc rượu cần vào những cột cao để bảo vệ cho bảo vật thiêng liêng này đồng thời trang trí những chiếc cột này với những hoa văn độc đáo, rực rỡ sắc màu nhằm  mục đích kính dâng cho Thần.

Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp quý khách có thêm những thông tin hữu ích về cách làm rượu Tây Nguyên chính gốc. Để cập nhật thêm những tin tức mỗi ngày quý khách hàng vui lòng truy cập tại Dienmaynewsun.com. NEWSUN. Bên cạnh đó  tham khao thêm các sản phẩm: máy lọc rượu khử độc tố 50l/h, Máy lọc rượu, tủ nấu cơm…… để nhận được ưu đãi khi mua tại NEWSUN nha !!

Bài viết liên quan

Cách làm rượu gạo lứt thơm ngọt, đơn giản tại nhà

Rượu gạo lứt là một thức uống khá tốt cho sức khỏe nếu uống với liều lượng vừa phải, hơn … Đọc thêm » “Cách làm rượu gạo lứt thơm ngọt, đơn giản tại nhà”

Xem thêm

Cách nấu rượu đậu xanh Bàu Đá – Đặc sản Bình Định

Rượu đậu xanh là một trong những đặc sản nổi tiếng của làng rượu Bàu Đá, tỉnh Bình Định. Sự … Đọc thêm » “Cách nấu rượu đậu xanh Bàu Đá – Đặc sản Bình Định”

Xem thêm

Bật mí quy trình nấu rượu gạo truyền thống đúng chuẩn hương vị

Nhắc đến rượu truyền thống người ta sẽ nghĩ ngay đến rượu gạo, một thức rượu thơm ngon, dễ uống … Đọc thêm » “Bật mí quy trình nấu rượu gạo truyền thống đúng chuẩn hương vị”

Xem thêm

Nên sử dụng nồi nấu rượu lõi đồng hay nồi inox?

Nồi nấu rượu là sản phẩm được bán rất nhiều bởi dân ta vẫn có nhiều hộ gia đình kinh … Đọc thêm » “Nên sử dụng nồi nấu rượu lõi đồng hay nồi inox?”

Xem thêm