Cùng đổi mới hương vị với cách nấu rượu gạo Hàn Quốc và Nhật Bản

Hàn Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia nổi tiếng với sản phẩm rượu gạo được nhiều người trên thế giới ưa thích nhất. Cách nấu rượu gạo Hàn Quốc ngon không hề dễ như nhiều người đã nghĩ. Sau đây, NEWSUN  thương hiệu số 1 hiện nay chuyên cung ứng nồi nấu rượu đa năng trên thị trường sẽ mách bạn cách nấu rượu gạo Hàn Quốc đúng chuẩn như người Hàn.

Rượu gạo là thức uống được nhiều người yêu thích, đặc biệt là phái nữ
Rượu gạo là thức uống được nhiều người yêu thích, đặc biệt là phái nữ

Cách nấu rượu gạo Hàn Quốc và rượu gạo Nhật Bản có điểm khác biệt khá lớn với phương thức chưng cất ở nước ta. Mỗi loại rượu đều có nét độc đáo riêng, nhất là rượu Sake được người Nhật tôn sùng là quốc tửu và nổi tiếng với công thức làm rượu phức tạp khiến nhiều người khó lòng có thể “bắt chước”.

Tìm hiểu thông tin: Rượu, bia có điểm gì giống và khác nhau?

Cách nấu rượu gạo Hàn Quốc

Rượu gạo Hàn Quốc có tên gọi là Magelloli, có màu trắng như sữa, thoạt nhìn giống như nước gạo, rượu có độ nhẹ, vị hơi ngọt. Trải qua quá trình nghiên cứu nhiều năm, người Hàn Quốc cũng đã tạo ra được sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe.

Cách nấu rượu gạo Hàn Quốc
Cách nấu rượu gạo Hàn Quốc

Quá trình lên men trong cách nấu rượu gạo Hàn Quốc là bước quan trọng nhất để tạo ra sản phẩm có màu sắc, hương vị và độ rượu thích hợp. Cách làm rượu gạo Hàn Quốc được làm từ gạo, ủ với mạch nha, nước và men rượu và được cấp nhiệt độ vừa đủ cho quá trình lên men được hoàn hảo. Trong khi cơm được lên men, người ta sẽ khuấy liên tục mỗi ngày 3 lần để tránh bị vón cục, sau khi hoàn thành sẽ cho ra một loại dung dịch có màu trắng đục như sữa. Họ tiến hành lọc để loại bỏ những bã gạo còn sót lại để cho ra thành phẩm và tiến hành đóng chai đưa đi tiêu thụ.

Công thức làm rượu chính hiệu tất nhiên sẽ không được công bố, tuy nhiên đây là loại rượu có lịch sử hàng ngàn năm nên người dân Hàn Quốc hầu như đều biết cách làm này và họ vẫn thường làm theo cách làm rượu gạo Hàn Quốc thủ công để dùng tại nhà. Nếu bạn muốn đổi khẩu vị trong những ngày hè thì có thể bắt tay ngay để thử nghiệm một mẻ rượu hấp dẫn này nhé:

Nguyên liệu cần có để làm rượu gạo Hàn Quốc đó là: 2kg gạo loại thơm, dẻo và 50g bánh men.

Nguyên liệu làm rượu gạo Hàn Quốc
Nguyên liệu làm rượu gạo Hàn Quốc

Trước khi nấu cơm, bạn cần ngâm gạo vài tiếng cho mềm sau đó đem đi nấu như bình thường. Sau khi cơm chín sẽ cho ra mâm, nia (nhớ lót lá hay giấy để chống dính) chờ cơm nguội bớt thì rắc men đã được tán nhuyễn cho đều. Theo cách làm rượu gạo Hàn Quốc, cơm trộn men xong sẽ cho vào trong hũ và ủ kín.

Rượu được ủ 2-3 ngày sau đó mở nắp  và đổ nước sạch theo tỷ lệ 1 cơm thì 3 nước.  Đóng nắp và đem đi ủ thêm khoảng 3-4 ngày nữa. Dùng vải sạch để lược qua bã gạo chưa tan hết, bạn sẽ có 1 hỗn hợp rượu gạo đã lên men, nhưng lúc này chưa uống được nhé. Cho toàn bộ rượu vào trong nồi, dùng lửa nhỏ nhất để đun cho rượu nóng lên, trong lúc đun thì khuấy nhẹ đều tay và không để cho rượu sôi. Khi rượu đã nóng, để tay sát vào thấy hơi ấm phả lên nhè nhẹ thì tắt bếp và tiếp tục khuấy thêm 1 lúc nữa.

Bí quyết làm rượu gạo Nhật

Rượu gạo Nhật Bản – Rượu Sake được xem là quốc túy của xứ sở hoa anh đào, loại rượu này được xuất sang rất nhiều nước và đạt được chứng nhận an toàn thực phẩm theo những tiêu chuẩn khắt khe nhất. Cũng giống như cách làm rượu gạo Hàn Quốc, rượu sake của Nhật cũng có lịch sử hàng ngàn năm và được người dân Nhật Bản cực kỳ trân trọng.

Ở Nhật Bản, chỉ duy nhất một loại gạo Seimai được trồng theo tiêu chuẩn riêng dùng để làm rượu Sake, đây là giống lúa quý và chỉ một số vùng đất có thổ nhưỡng thích hợp mới có thể trồng được. Và đó chính là bí quyết lớn nhất để làm rượu gạo Nhật, tạo ra nét độc đáo nhất mà dù có biết công thức thì người ta cũng khó có thể nào làm ra được hương vị rượu đặc biệt này.

Cách nấu rượu gạo truyền thống Nhật Bản
Cách nấu rượu gạo truyền thống Nhật Bản

Gạo Seimai sau khi xây xát xong, sẽ được chuyển đến các nhà máy dùng để nấu rượu sake của Nhật. Sẽ mất khoảng 1 ngày để người ta vo gạo, ngâm gạo chuẩn bị cho giai đoạn nấu cơm để đảm bảo tính an toàn và rượu sau khi ra lò sẽ có chất lượng cao  nhất.

Men dùng để làm rượu gạo Nhật Bản là loại men được làm từ nấm Koji. Cơm sau khi nấu chín, để nguội sẽ được rắc và trộn đều men sau đó để như vậy trong 48 giờ để chuyển hóa tinh bột thành đường ở trong phòng có nhiệt độ cao.

Sau khi chuyển hóa đường xong, cơm sẽ được cho vào thùng ủ rượu, trộn vào đó một lượng nước, nấm men và nấm koji rồi để ủ 4 tuần hoặc hơn. Liên tiếp 4 ngày sau đó, người ta sẽ cho thêm cơm, nước và nấm koji vào cơm rượu đang lên men trong thùng với lượng vừa đủ sau đó sẽ để lên men tự nhiên khoảng 1 tháng.

Quá trình lên men hoàn tất, rượu sẽ được kiểm tra chất lượng bởi những người kỹ sư lành nghề, nếu đã đạt chuẩn sẽ đem đi ép rượu cho ra loại rượu Seishu trong suốt và rượu Sakesaku có cặn rượu màu trắng.

Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp quý khách có thêm những thông tin hữu ích về hai loại rượu của Nhật Bản và Hàn Quốc. Để cập nhật thêm những tin tức mỗi ngày quý khách hàng vui lòng truy cập tại Dienmaynewsun.com để biết thêm những thông tin bổ ích nhé. NEWSUN luôn mang đến những sản phẩm nồi nấu rượu inox 50 kg/mẻ chất lượng cao và những thông tin hữu ích nhất cho khách hàng.

Bài viết liên quan

Cách làm rượu gạo lứt thơm ngọt, đơn giản tại nhà

Rượu gạo lứt là một thức uống khá tốt cho sức khỏe nếu uống với liều lượng vừa phải, hơn … Đọc thêm » “Cách làm rượu gạo lứt thơm ngọt, đơn giản tại nhà”

Xem thêm

Cách nấu rượu đậu xanh Bàu Đá – Đặc sản Bình Định

Rượu đậu xanh là một trong những đặc sản nổi tiếng của làng rượu Bàu Đá, tỉnh Bình Định. Sự … Đọc thêm » “Cách nấu rượu đậu xanh Bàu Đá – Đặc sản Bình Định”

Xem thêm

Bật mí quy trình nấu rượu gạo truyền thống đúng chuẩn hương vị

Nhắc đến rượu truyền thống người ta sẽ nghĩ ngay đến rượu gạo, một thức rượu thơm ngon, dễ uống … Đọc thêm » “Bật mí quy trình nấu rượu gạo truyền thống đúng chuẩn hương vị”

Xem thêm

Nên sử dụng nồi nấu rượu lõi đồng hay nồi inox?

Nồi nấu rượu là sản phẩm được bán rất nhiều bởi dân ta vẫn có nhiều hộ gia đình kinh … Đọc thêm » “Nên sử dụng nồi nấu rượu lõi đồng hay nồi inox?”

Xem thêm