Mỗi dịp Tết đến xuân về, nhà nhà người người đều tất bật chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cho mâm cơm cúng giao thừa. Vậy mâm cúng giao thừa quan trọng như thế nào và cần phải chuẩn bị những gì để chào đón một năm mới may mắn, an lành, phát đạt? Hãy cùng Điện máy NEWSUN tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết này nhé!
Lễ cúng giao thừa hay lễ trừ tịch là một trong những nghi thức quan trọng nhất của dịp Tết Nguyên Đán. Đây là nghi thức được cử hành vào giờ tý (từ 23 giờ đến 1 giờ) – thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới để trừ khử ma quỷ, những điềm xấu xui xẻo.
Lễ cúng giao thừa mang ý nghĩa “tống cựu nghinh tân” đưa tiễn vị thần năm cũ, chào đón vị thần năm mới và cầu mong các vị thần linh phù hộ cho gia đình một năm mới ấm no, hạnh phúc, sức khỏe dồi dào. Ngoài ra, đây còn là nghi lễ để trước ông bà tổ tiên về sum vầy bên con cháu đón chào thời khắc năm mới.
Xem thêm: Những hoạt động ý nghĩa đêm giao thừa cùng người thân và bạn bè
Để làm lễ cúng giao thừa, chúng ta cần chuẩn bị giấy cúng giao thừa và đồ thế. Trong gia đình có bao nhiêu người thì chúng ta sẽ chuẩn bấy nhiêu bộ đồ thế có in hình người lên đó (cả nam lẫn nữ). Và khi bày mâm cúng giao thừa thì sẽ sắp hết các bộ đồ thế này lên mâm.
Thông thường, mỗi gia đình sẽ có một bàn thờ được dựng sẵn ngoài trời để thờ Ông Thiên. Lễ vật trên bàn thờ Ông Thiên sẽ bao gồm một đĩa trầu cau, mâm ngũ quả, đèn dầu, một đĩa muối gạo, 5 chén trà, 1 bình hoa cúng, bánh mứt và vàng mã.
Cỗ cúng đêm giao thừa thì chúng ta có thể chọn làm cỗ chay hoặc cỗ mặn. Mâm cúng sẽ được bày ở một chiếc bàn riêng ngoài trời với đầy đủ bát đũa và khi cúng xong sẽ được dọn vào nhà.
Mâm cúng trong nhà để trên bàn thờ gia tiên cần chuẩn bị bánh mứt, hoa quả, đèn, vàng mã, hương, trà/nước/rượu. Các lễ vật này sẽ được trưng ở bàn thờ gia tiên đến mùng 3 hoặc mùng 7.
Mâm cỗ giao thừa mỗi miền đều có sự khác biệt từ các món ăn, cách trình bày cho tới những ý nghĩa chứa đựng trong từng món ăn. Tuy nhiên, dù thế nào thì mâm cơm cúng giao thừa trên cả ba miền đều thể hiện được những giá trị thiêng liêng, sâu sắc nhất của tinh hoa văn hóa Việt.
Ở miền Bắc, mâm cỗ Tết truyền thống rất được chú trọng về hình thức và bao giờ cũng phải có 4 bát 4 đĩa tượng trưng cho 4 mùa, 4 phương. Đối với những gia đình khá giả hơn thì có thể làm mâm cỗ lớn hơn với 6 bát 6 đĩa hay 8 bát 8 đĩa biểu trưng cho sự phát tài, phát lộc. Mâm cỗ Tết Bắc rất phong phú, đa dạng và thường có các món ăn như bánh chưng, xôi gấc, thịt đông, dưa hành, nem rán, giò thủ. Ngoài ra, các gia đình có thể gia giảm làm thêm các món như canh bóng thập cẩm, gà luộc, miến xào, canh măng,…
Mâm cỗ ở miền Trung thường có tối thiểu 7 món và vẫn bao gồm các món ăn nấu hàng ngày. Ngoài gà luộc, xôi chè thì các món ăn thường được người miền Trung nấu vào dịp Tết có thể kể đến như bánh tét/bánh chưng, tôm rim thịt, thịt luộc tôm chua, chả, nem chua, ram Huế, gỏi,…
Còn mâm cơm cúng giao thừa ở miền Nam thường đơn giản hơn với hương, hoa, đèn, các loại trái cây, bánh mứt, trà nước,… Còn mâm cơm cúng mặn sẽ có thêm các món như bánh tét, thịt kho tàu, khổ qua nhồi thịt,…
Xem thêm: Giá máy đùn xúc xích điện tử cao cấp là bao nhiêu? Có đắt không?
Trên đây là chi tiết về ý nghĩa của mâm cơm cúng giao thừa và các khâu chuẩn bị mâm cúng đêm giao thừa mà Điện máy NEWSUN chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những thông tin trên, nghi lễ cúng giao thừa tại nhà các bạn sẽ diễn ra một cách đầy đủ, trang trọng nhất nhé!
Và năm mới sắp đến thật rồi, NEWSUN xin kính chúc tất cả các bạn một năm mới
SỨC KHỎE DỒI DÀO – AN KHANG THỊNH VƯỢNG – VẠN SỰ NHƯ Ý – PHÁT TÀI PHÁT LỘC!