Khám phá quy trình nấu rượu gạo quê Hải Hậu

Hải Hậu là một vựa lúa lớn của tỉnh Nam Định cũng như vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam, nổi tiếng với các loại gạo tám, nếp hương,…được phân phối khắp trong và ngoài nước .Chính bởi lợi thế này, người dân Hải Hậu đã phát triển thêm nghề nấu rượu vừa tạo công việc ổn định cho chính mình, vừa góp phần làm phong phú thêm các loại mỹ tửu ở nước ta. Hôm nay, các bạn hãy cùng nồi nấu rượu NEWSUN tìm hiểu về quy trình nấu rượu gạo quê Hải Hậu trong bài viết dưới đây nhé.

Cách nấu rượu gạo quê Hải Hậu

Xem thêm thông tin: Nếu không muốn biến rượu thuốc thành thuốc độc, bạn không thể bỏ qua những lưu ý này

Quy trình nấu rượu gạo quê Hải Hậu đúng chuẩn

Tương tự như cách nấu rượu Kim Sơn rượu Mẫu Sơn hay rượu Làng Vân. Rượu gạo quê Hải Hậu cũng đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ của người nấu trong từng công đoạn mới có thể cho ra những lít rượu gạo quê thơm ngon nhất. Mang đặc trưng riêng của vùng quê Hải Hậu – Nam Định. Theo đó, cách nấu rượu gạo quê Hải Hậu được thực hiện như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu rượu gạo quê Hải Hậu

  • Gạo Hải Hậu: Có thể là gạo tẻ hoặc gạo nếp. Loại gạo tẻ thường được người dân Hải Hậu sử dụng để nấu rượu là tạp dao, quy năm, khang dân,…. Nếu là gạo nếp thì thường dùng nếp lai, nếp cái hoa vàng,… Khi chọn gạo nấu rượu cần chọn loại chắc hạt, không bị mối mọt, sâu bệnh, không có dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.
  • Bánh men: Người nấu rượu có thể tự làm men tại nhà hoặc mua ngoài thị trường, tuy nhiên bạn cần lưu ý chọn những cơ sở bán men chất lượng, men chuẩn Việt Nam, tuyệt đối không mua men tàu gây độc hại cho rượu sản xuất. Lưu ý: Chọn những bánh men còn mới, sáng màu, có mùi thơm nhẹ, không bị nấm mốc.

Chuẩn bị thiết bị và dụng cụ cần thiết

  • Nồi nấu cơm
  • Thiết bị chưng cất rượu: nồi nấu rượu thủ công hoặc nồi nấu rượu bằng điện
  • Nia/mẹt
  • Chum ủ rượu

Chi tiết quy trình nấu rượu gạo quê Hải Hậu

Bước 1: Nấu cơm rượu

Nấu cơm làm rượu

  • Đầu tiên bạn phải ngâm gạo trong nước khoảng 8-10 tiếng cho gạo tơi xốp và trương phồng.
  • Sau đó vo sạch rồi vớt ra, để ráo nước.
  • Cho gạo vào một chiếc nồi lớn để nấu thành cơm

Lưu ý: Để nấu cơm rượu không bị nát và nhão thông thường tỉ lệ gạo nước sẽ là: 1:1. Mục đích nấu cơm rượu là để làm chín hạt gạo. Hồ hóa tính bột gạo giúp vi sinh vật dễ sử dụng tinh bột để lên men rượu.

Bước 2: Làm nguội cơm

Sau khi nấu cơm rượu chín, bạn xới cơm ra nia và trải đều cơm rượu ra cho nguội cơm.

Chú ý: Không nên để cơm rượu nguội quá lâu vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến độ ngon của rượu. Ngay khi cơm vẫn còn hơi ấm ở mức nhiệt độ 30 độ thì tiến hành rắc men vào là phù hợp nhất.

Bước 4: Trộn men với cơm

Khi cơm đã nguội, chỉ còn hơi ấm thì bạn tiến hành trộn bánh men đều với cơm bằng cách bóp nát bánh men và rắc lên bề mặt của cơm rượu. Bạn cũng có thể giã bánh men thành bột mịn rồi rắc vào. Lưu ý cần loại bỏ vỏ trấu rồi mới rắc vào.

Tỉ lệ trộn men vào cơm thông thường là từ 25-30g men với trên 1kg gạo

Bước 5: Lên men rượu

Theo quy trình nấu rượu gạo quê Hải hậu thì quá trình lên men gồm 2 giai đoạn: lên men ẩm và lên men lỏng.

  • Lên men ẩm: Cơm rượu đã trộn men được đem đi ủ trong vòng 5-10 giờ để mốc mọc cả khối cơm. Sau đó vun thành đống, phủ kín bằng vải và giữ ở nơi thoáng mát có nhiệt độ từ 28-32 độ trong 3-4 ngày (có thể sớm hoặc muộn hơn 1-2 ngày tùy vào thời tiết).
  • Lên men lỏng: Khi cơm rượu đã có mùi thơm nhẹ của rượu. Ăn thử thấy ngọt và có hơi cay vị của rượu thì lúc đó bạn chuyển sang ủ trong chum, đổ nước sạch vào chum theo tỷ lệ:. 1 phần gạo/ 2-3 phần nước. Thời gian ủ lỏng kéo kéo dài khoảng 12-15 (có thể sớm hơn hoặc muộn hơn 1-2 ngày tùy vào thời tiết)

Bước 6: Chưng cất rượu

Chưng cất rượu Hải Hậu trải qua 3 giai đoạn (3 lần chưng cất):

Chưng cất lần 1: Lần đầu chưng cất sẽ thu được rượu gốc có nồng độ rất cao từ 55-65 độ. Loại rượu này thường có lượng Andehyt cao nên người uống rất dễ bị ngộ độc nên cần chưng cất tiếp.

Chưng cất lần 2:  Lần thứ 2 ta sẽ thu được rượu giữa có nồng độ cồn từ 35 đến 45 độ. Rượu này có thể dùng uống nóng, tích trữ hoặc đem bán ra thị trường.

Chưng cất lần 3:  Tiếp tục chưng cất, lần này sẽ thu được rượu ngọn có nồng độ cồn thấp, vị hơi chua và không còn hương vị của rượu nữa.

Pha loãng để hạ độ của rượu gốc

Rượu này được dùng để pha chung với rượu gốc (loại rượu chưng cất lần 1) để hạ độ của rượu gốc. Lúc này sẽ thu được rượu giống như loại rượu chưng cất ở lần 2 (rượu giữa), sau đó đem cất, tích trữ hoặc đem bán.

Trên đây là toàn bộ quy trình nấu rượu gạo quê Hải Hậu thơm ngon, chất lượng. Để nấu được những mẻ rượu thơm ngon. Không chỉ đòi hỏi người nấu có kinh nghiệm nấu dày dặn, cẩn thận, tỉ mỉ mà còn cần đến sự hỗ trợ của các thiết bị thông minh.

Hiện nay, thay vì sử dụng các loại nấu rượu truyền thống trên bếp than củi như trước đây. Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh rượu Hải Hậu đã chuyển sang sử dụng nồi nấu rượu lõi đồng 40 kg/mẻ cho năng suất gấp nhiều lần. Và cũng đã hạn chế những nhược điểm của nấu rượu truyền thống.

Quý khách có nhu cầu tìm về các loại nồi nấu rượu bằng điện hãy liên hệ với NEWSUN để được tư vấn chi tiết ngay nhé!

Bài viết liên quan

Cách làm rượu gạo lứt thơm ngọt, đơn giản tại nhà

Rượu gạo lứt là một thức uống khá tốt cho sức khỏe nếu uống với liều lượng vừa phải, hơn … Đọc thêm » “Cách làm rượu gạo lứt thơm ngọt, đơn giản tại nhà”

Xem thêm

Cách nấu rượu đậu xanh Bàu Đá – Đặc sản Bình Định

Rượu đậu xanh là một trong những đặc sản nổi tiếng của làng rượu Bàu Đá, tỉnh Bình Định. Sự … Đọc thêm » “Cách nấu rượu đậu xanh Bàu Đá – Đặc sản Bình Định”

Xem thêm

Bật mí quy trình nấu rượu gạo truyền thống đúng chuẩn hương vị

Nhắc đến rượu truyền thống người ta sẽ nghĩ ngay đến rượu gạo, một thức rượu thơm ngon, dễ uống … Đọc thêm » “Bật mí quy trình nấu rượu gạo truyền thống đúng chuẩn hương vị”

Xem thêm

Nên sử dụng nồi nấu rượu lõi đồng hay nồi inox?

Nồi nấu rượu là sản phẩm được bán rất nhiều bởi dân ta vẫn có nhiều hộ gia đình kinh … Đọc thêm » “Nên sử dụng nồi nấu rượu lõi đồng hay nồi inox?”

Xem thêm