Tìm hiểu về cách làm rượu Bàu Đá Bình Định

Rượu Bàu Đá được biết đến là một trong những danh tửu của vùng đất võ Bình Định được người sành rượu xưng tụng là “Đệ Nhất tửu”. Với bí quyết truyền thống lâu đời, từ lâu danh xưng Bàu Đá đã trở thành một nét đặc trưng và là niềm tự hào của những người con Bình Định. Cùng nồi điện nấu rượu tìm hiểu thông tin này nhé.

Rượu bàu đá và cách làm rượu bà đá thật đơn giản

Xem thêm thông tin: Cách ngâm rượu trứng gà khiến chàng nào cũng khoái

Vì sao lại gọi là rượu Bàu Đá?

Không khó để biết lý do của tên gọi này, một  vài người lầm tưởng rằng rượu Bàu Đá Bình Định sau khi chưng cất xong  sẽ được cho vào trong một cái Bầu Đá. Lý giải này cũng không có gì là sai, nhưng bạn nên biết rằng vốn dĩ tên gọi không phải là Bầu Đá (bầu có nghĩa là bình) mà đúng là Bàu Đá.

Bàu Đá là tên của một bàu nước có tại làng Cù Lâm, Xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, Bình Định. Nguồn nước của bàu đá xưa kia được người dân cực kỳ trân trọng và đây chính là nguyên nhân khiến bí quyết nấu rượu cổ truyền lâu đời này trở nên nổi danh, khiến cho một loại rượu tưởng chừng rất bình thường nhưng lại được xưng danh tửu.

Ngày nay, Bàu Đá không đã không còn nước, và loại nước được dùng để nấu rượu Bàu Đá hiện nay đó là nước giếng. Việc thiếu hụt, không còn mạch nước quý, khiến cho mùi vị cổ truyền của loại danh tửu này không còn như xưa. Nhưng, với mạch nước thuộc thổ nhưỡng nơi đây cùng với bí quyết tổ truyền cũng giúp cho  loại rượi này giữ được hương vị tốt nhất, phát huy đến hơn 80% hương vị vốn có nếu người nấu là người có kinh nghiệm lâu năm.

Cách nấu rượu Bàu Đá Bình Định

Để tạo ra hương vị của loại danh tửu này, quy trình nấu rượu từ khâu chọn nguồn nước, lựa chọn loại gạo, men và công thức lên men cần tuân thủ theo những quy định nghiêm ngặt và cần được thực hiện một cách tỉ mỉ. Thêm vào đó, loại những người nấu rượu lâu năm cũng rất quan tâm đến loại dụng cụ nào dùng để nấu ra loại rượu ngon nhất.

Mặc dù, công đoạn nấu rượu rất công phu, tốn nhiều thời gian, nhưng những người nấu rượu Bàu Đá luôn xem đây là công việc mang tính thiêng liêng, nên chưa từng lượt bớt hay qua loa cho dù là trong tình huống nào.

Rượu Bàu Đá Bình định được nấu từ loại gạo lứt, nếu dùng loại gạo mới gặt xong sẽ cho ra hương vị ngon hơn hẳn. Theo cách nấu thủ công, một mẻ rượu thường được nấu chỉ 5kg gạo, mất thời gian ủ rượu vài ngày, chưng cất lên đến 6-7 tiếng nhưng chỉ cho ra khoảng 4 lít rượu. Nhưng có thể thành công thì đó chính là niềm vui không gì tả được.

Công đoạn chuẩn bị và ủ rượu công phu

Để chuẩn bị cho một mẻ rượu Bàu Đá, và để cho ra rượu ngon nhất thì nhất quyết phải dùng đến loại gạo lứt mới ngon nhất trong mùa thu hoạch. Gạo sau khi chọn, nhặt sạn, vỏ trấu và vo sạch sau đó đem đi nấu cơm. Cơm chín sẽ đem ra và trải đều trên nia bên dưới có lót lá chuối, chờ khi cơm nguội bớt, sờ tay thấy ấm ấm thì rắc men đã tán nhuyễn đều lên toàn bộ cơm.

Cơm được rắc men sau đó sẽ cho vào trong lu sành, đậy kín nắp và ủ như vậy 3 ngày đêm, gọi là ủ khô. Sau khi ủ khô xong sẽ được lấy ra để cho nước giếng vào và ủ như vậy thêm 2 ngày nữa. Cơm rượu được ủ như vậy sau 2 ngày sẽ nổi hẳn lên trên mặt nước là có thể đem đi nấu.

Tùy theo điều kiện thời tiết, nếu đổ nước vào để ủ mà sau hai đêm thầy cơm chỉ tóm biên (tức là chỉ nổi lên ở giữa), có thể tiến hành ủ thêm đến ngày thứ 4, khi thấy cơm nổi lên mặt nước là đã thành công. Để đảm bảo độ ngon của rượu Bàu Đá, người ta thường nấu rượu trong mùa có thời tiết mát đó là từ tháng 2 đến tháng 4 AL. Chất rượu cũng có chút thay đổi tùy theo từng mùa nhưng hầu như chỉ những người trong nghề mới có thể nhận ra. Nếu nấu rượu vào mùa hè thì rượu sẽ ít nước và giảm hương thơm. Để cân bằng nhiệt độ, trong mùa lạnh người ta ủ thêm rơm hay tủ mền cho lu sành khi ủ rượu.

Cơm rượu sau khi ủ xong sẽ đem đi chưng cất ngay đảm bảo được độ thuần khiết của rượu

Quá trình chưng cất rượu chỉ dùng lửa liu riu, không nóng vội để có thể vắt được toàn bộ tinh chất rượu. Rượu nấu xong có độ khá cao, thường là 50 độ, hương thơm đặc trưng và tiếng kêu thánh khiết như pha lê. Những người sành rượu và người có kinh nghiệm lâu năm có thể thông qua tiếng giọt rượu khi rót vào vại sành mà biết được phẩm cấp cao hay thấp của rượu.

Nồi nấu rượu Bàu Đá được dùng đó là một loại nồi đồng, tại làng nghề nấu rượu truyền thống, một số hộ gia đình còn có những chiếc nồi nấu rượu có lịch sử  lên đến trăm năm, bóng loáng và cực kỳ quý giá. Một số người nấu rượu muốn cho ra sản lượng rượu nhiều hơn nên đã tiến hành cải tiến, cũng là nồi đồng nhưng với cách thức mới giúp họ có thể rút ngắn thời gian nấu còn lại khoảng 3 tiếng. Dù cùng dùng theo cách thủ công nhưng theo những người sành rượu, rượu được nấu trong nồi cải tiến không ngon được như cách cổ truyền.

Với những thông tin mà nồi nấu rượu bằng củi 30 kg/mẻ NEWSUN vừa cung cấp hi vọng sẽ phần nào giúp quý khách hiểu hơn về đặc sản rượu thơm ngon hàng đầu Việt Nam. Chúng tôi luôn mong muốn mang lại cho quý khách hàng những thông tin hữu ích và thiết thực nhất.

Bài viết liên quan

Cách làm rượu gạo lứt thơm ngọt, đơn giản tại nhà

Rượu gạo lứt là một thức uống khá tốt cho sức khỏe nếu uống với liều lượng vừa phải, hơn … Đọc thêm » “Cách làm rượu gạo lứt thơm ngọt, đơn giản tại nhà”

Xem thêm

Cách nấu rượu đậu xanh Bàu Đá – Đặc sản Bình Định

Rượu đậu xanh là một trong những đặc sản nổi tiếng của làng rượu Bàu Đá, tỉnh Bình Định. Sự … Đọc thêm » “Cách nấu rượu đậu xanh Bàu Đá – Đặc sản Bình Định”

Xem thêm

Bật mí quy trình nấu rượu gạo truyền thống đúng chuẩn hương vị

Nhắc đến rượu truyền thống người ta sẽ nghĩ ngay đến rượu gạo, một thức rượu thơm ngon, dễ uống … Đọc thêm » “Bật mí quy trình nấu rượu gạo truyền thống đúng chuẩn hương vị”

Xem thêm

Nên sử dụng nồi nấu rượu lõi đồng hay nồi inox?

Nồi nấu rượu là sản phẩm được bán rất nhiều bởi dân ta vẫn có nhiều hộ gia đình kinh … Đọc thêm » “Nên sử dụng nồi nấu rượu lõi đồng hay nồi inox?”

Xem thêm