Đun nước sôi để uống: Lưu ý ngay những điều này nếu không muốn rước bệnh vào thân!
Thói quen đun nước sôi để uống đã hình thành từ rất lâu trên thế giới, dù là thời xưa hay thời nay thì hầu hết các gia đình cho đến các cơ quan, trường học – bệnh viện,… hay các khu lao động tập thể đều dùng nước đun sôi để pha trà hoặc để nguội rồi uống. Tuy nhiên, quá trình nấu và sử dụng nước đun sôi cũng cần có hiểu biết và kỹ năng, nếu không sẽ xảy ra những tác hại không đáng có.
Như vậy, khi đun nước sôi cần chú ý điều gì? Các bạn hãy cùng NEWSUN tìm hiểu nhé!
Lựa chọn thiết bị đun nước tốt
Nội dung
Để an toàn sức khỏe khi uống nước đun sôi thì điều đầu tiên bạn cần quan tâm là thiết bị đun nước.
Đối với những cá nhân hoặc hộ gia đình, các thiết bị đun nước bằng điện như ấm điện, siêu tốc đang rất được ưa chuộng. Hầu hết các loại ấm này đều được làm từ inox – chất liệu được kiểm định an toàn vệ sinh thực phẩm nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm đun nước uống. Trong quá trình sử dụng bạn cũng cần lưu ý, nếu dùng ấm mới lần đầu, bạn nên đun một lượt nước rồi đổ đi hoặc tráng ấm qua nước sôi để bay hơi bớt mùi vật liệu mới, từ lần đun tiếp theo mới lấy nước uống.
Đối với các cơ quan, tập thể, khu bếp công nghiệp,….nên sử dụng nồi đun nước sôi bằng điện công nghiệp thay vì các loại nồi thủ công đun trên lò than hay bếp gas. Để biết vì sao nên dùng nồi nấu nước bằng điện, các bạn hãy xem ngày bài viết: Link bài
Bạn nên chọn loại nồi đun nước sôi công nghiệp làm từ inox 304, chất liệu này đảm bảo cho nồi không bị han gỉ và hoạt động bền bỉ trong thời gian dài. Bên cạnh đó, một mẫu nồi 2 lớp inox, ở giữa có foam cách nhiệt sẽ là sự lựa chọn thông minh vì loại nồi này cách nhiệt rất tốt, vừa rút ngắn thời gian sôi nước – tiết kiệm điện năng, vừa đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Mở nắp khi nước gần sôi (nhiệt độ khoảng 80-90 độ)
Hiện nay nguồn nước mà chúng ta đang sử dụng có rất nhiều chất ô nhiễm, chất độc hại vẫn chưa loại bỏ được hết chỉ với quá trình lọc nước thông thường. Tuy nhiên, trong đó vẫn tồn tại một số hóa chất khi gặp nhiệt sẽ theo hơi nước bốc lên. Do vậy, khi đun nước gần đạt đến nhiệt độ sôi, bạn hãy mở nắp nồi/ấm đun nước để thải các chất có hại cho cơ thể ra ngoài càng nhiều càng tốt.
Đợi nước sôi thêm 3 phút nữa mới tắt bếp
Do nước từ sông hồ tự nhiên sẽ được các nhà máy nước xử lý bằng chất clo để loại bỏ các vi sinh vật và tạp chất, nhưng đồng thời clo và các chất hữu cơ còn sót lại vẫn có khả năng tác dụng với nhau để tạo thành chất gây ung thư như Chloroform, Haloalkane v.v…Trong khi đó, hàm lượng các chất gây ung thư và sự thay đổi nhiệt độ nước cùng với thời gian đun sôi có quan hệ mật thiết với nhau. Cụ thể:
– Khi nước đạt đến nhiệt độ sôi là 90℃, hàm lượng Haloalkane và Chloroform và một số chất Hydrocarbon khác đều tăng hàm lượng lên vượt gấp hai lần so với tiêu chuẩn sức khỏe cho phép.
– Khi nước đạt đến nhiệt độ sôi là 100℃, hàm lượng Haloalkane và Chloroform sẽ giảm xuống nhưng vẫn quá mức cho phép.
Vì vậy, sau khi nước đã sôi, bạn nên để đun thêm 3 phút nữa để hàm lượng những chất gây ung thư giảm xuống mức cho phép, nước thành phẩm lúc này mới là nước uống an toàn và có thể sử dụng được.
Song, không phải nấu nước sôi càng lâu thì càng tốt bởi vì nếu đun sôi quá lâu, muối Nitrate và các chất độc hại không bốc hơi sẽ kết tủa lại với hàm lượng tương đối cao, khi uống vào sẽ gây hại cho sức khỏe.
Chỉ nên uống nước sôi trong ngày, không nên đun lại nhiều lần
Các nhà nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng nước đun sôi để nguội có tốc độ lão hóa rất nhanh. Thông thường khi đun sôi nước dùng không hết, người ta thường cho nước vào chai hoặc bình để dự trữ uống dần. Lúc này nước sẽ rơi vào trạng thái tĩnh, sẽ thúc đẩy kết cấu của các phân tử nước không ngừng giãn nở và dần trở thành nước lão hóa, còn gọi là “nước chết”
Nước chết có chất lượng rất kém, nếu người chưa trưởng thành mà uống thường xuyên thì sẽ tác động đến trao đổi chất của các tế bào, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Người trung niên, người già nếu uống nhiều nước lão hóa thì sẽ làm tăng tốc độ lão hóa của cơ thể.
Mặt khác, một nghiên cứu trên nước giếng cho thấy, hàm lượng nitrit trong nước vừa lấy lên là 0,017 mg, nếu cho nước vào vại trong 3 ngày thì phát hiện tăng lên đến 0,914 mg. Tương tự, nước trong bình ban đầu không có hàm lượng nitrit nhưng khi để ở nhiệt độ thường trong phòng thì chỉ sau 1 ngày hàm lượng chất này tăng 0,0004 mg, sau 20 ngày thì cao tới 0,73 mg. Nitrite cũng là chất có khả năng gây ung thư.
Như vậy, nước đun sôi chỉ nên dùng hết trong ngày, vì có tích trữ cũng sẽ thành nước lão hóa hoặc tăng thêm hàm lượng chất gây hại cho sức khỏe.
Bảo quản nước đun sôi như thế nào?
Trường hợp nước đóng chai sau khi đã chạm vào miệng người dùng nhưng không uống hết thì nên bỏ đi hoặc vệ sinh chai, sau đó mới cho nước vào uống tiếp. Cần chú ý đến nguồn nước uống được mang đi sử dụng, nhất định phải là nguồn nước an toàn, sạch sẽ.
Nước đun sôi để nguội cần phải được đảm bảo trong khu vực sạch sẽ, dụng cụ chứa nước phải là những dụng cụ đạt tiêu chuẩn của y tế đã quy định, tránh sử dụng các loại nhựa tái sinh để chứa nước. Nên bảo quản nước sôi để nguội trong bình kín, có vòi xả mỗi lần lấy nước.
Cách bảo quản tốt nhất là nên uống hết trong vòng 24h, tránh được tình trạng nước đun sôi để nguội bị tái nhiễm bởi cho dù có bảo quản tốt đến đâu đi chăng nữa, vi khuẩn vẫn có khả năng xâm nhập trở lại.
Kết luận
Như vậy có 4 lưu ý cần nhớ khi đun nước sôi để uống: một là phải lựa chọn chất liệu đun nước tốt, đã được kiểm định an toàn vệ sinh thực phẩm, hai là khi đun nước nên mở nắp lúc gần sôi để thải bớt chất độc ra ngoài, ba là khi nước đã sôi thì tiếp tục đun sôi thêm khoảng 3 phút nữa để hàm lượng chất ung thư giảm xuống mức cho phép, bốn là chỉ nên uống nước đun sôi trong ngày, không nên đun lại nhiều lần. Thực hiện đúng theo những lưu ý trên, chắc chắn bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh chống chọi được với tất cả mọi bệnh tật.
Ngoài ra nếu cần dùng một lượng nước sôi lớn trong ngày, các bạn có thể tham khảo các dòng sản phẩm máy đun nước nóng của Newsun. Sản phẩm giúp đun sôi một lượng nước lớn, trong một khoảng thời gian ngắn, tối ưu thời gian, công sức và đáp ứng được nhu cầu nhanh nhất.
Đinh Văn Nam là chuyên gia kỹ thuật của Newsun. Là người có chuyên môn, đam mê tìm hiểu và phát triển các sản phẩm thiết bị chế biến thực phẩm.
Bài viết liên quan
100g chả chiên bao nhiêu calo? Ăn chả lụa có béo không?
100g chả chiên bao nhiêu calo luôn là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm, được biệt là những … Đọc thêm » “100g chả chiên bao nhiêu calo? Ăn chả lụa có béo không?”
4 thiết bị cơ bản không thể thiếu trong dây chuyền làm bánh trung thu
Bạn đang quan tâm dây chuyền làm bánh trung thu gồm những loại máy móc cơ bản nào và chi … Đọc thêm » “4 thiết bị cơ bản không thể thiếu trong dây chuyền làm bánh trung thu”
Các cách làm xúc xích xông khói đơn giản ngay tại nhà
Xúc xích là một loại thực phẩm hấp dẫn, được chế biến từ thịt và kết hợp với các loại … Đọc thêm » “Các cách làm xúc xích xông khói đơn giản ngay tại nhà”
Xúc xích lắc phô mai bao nhiêu calo? Cách làm xúc xích lắc phô mai thơm ngon
Xúc xích lắc phô mai với hương thơm đặc trưng và độ béo ngậy luôn là món ăn vặt khiến … Đọc thêm » “Xúc xích lắc phô mai bao nhiêu calo? Cách làm xúc xích lắc phô mai thơm ngon”
Cách làm hotdog Hàn Quốc và top địa chỉ ăn ngon Hà Nội, HCM
Hotdog Hàn Quốc là món ăn vặt đường phố gây sốt giới trẻ với lớp vỏ ngoài giòn tan mê … Đọc thêm » “Cách làm hotdog Hàn Quốc và top địa chỉ ăn ngon Hà Nội, HCM”
Review các quán cơm ngon Vũng Tàu giá rẻ, có nhiều khách ghé ăn
Bên cạnh những điểm du lịch tuyệt đẹp và cơ hội được hòa mình với thiên nhiên tại Vũng Tàu, … Đọc thêm » “Review các quán cơm ngon Vũng Tàu giá rẻ, có nhiều khách ghé ăn”