Quy trình sản xuất bánh mì tiêu chuẩn quy mô công nghiệp

Bánh mì trên thị trường có rất đa dạng về hình dáng, kiểu bánh. Công thức làm bánh cũng có sự khác biệt phụ thuộc vào thói quen ăn uống, lò nướng bánh mì của từng vùng. Do vậy, để kinh doanh bánh mì thì trước hết bạn cần biết cách làm bánh mì theo kiểu công nghiệp. Hôm nay, NEWSUN sẽ chia sẻ đến bạn quy trình sản xuất cơ bản, áp dụng ở hầu hết loại bánh mì.

Quy trình sản xuất bánh mì
Quy trình sản xuất bánh mì

Tìm hiểu: Cách làm bánh mì baguette kiểu Pháp thơm ngon, vàng giòn tại nhà

7 bước trong quy trình sản xuất bánh mì

Quy trình sản xuất bánh mì công nghiệp nhìn chung cũng không khác quá nhiều so với khi làm bánh mì tại nhà. Tuy nhiên, vì làm bánh số lượng lớn nên sẽ có một số bước cần sự tỉ mỉ và cẩn thận hơn.

Để sản xuất bánh mì công nghiệp, bạn hãy làm theo các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh và thiết bị cần thiết

Tùy vào loại bánh định làm, bạn cần chuẩn bị các loại bột và chất phụ gia phù hợp. 

Nguyên liệu làm bánh mì bao gồm: bột mì, nước, nấm men, đường, muối,…

Thiết bị làm bánh bao gồm: Máy trộn bột mì, lò nướng bánh công nghiệp.

Đây là bộ 2 thiết bị cơ bản mà bất kỳ quán bánh mì hay cơ cơ sở làm bánh cần phải có. Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị thêm máy chia bột, máy cán bột, tủ ủ bột, máy vê bột.

Bước 2: Định lượng nguyên liệu

Đây là bước khá quan trọng trong quy trình sản xuất bánh mì. Nguyên liệu sẽ được định lượng theo công thức dưới đây:

Công thức = 100kg bột mì + 3kg Men + 2kg Muối + 53kg nước (hoặc 53 lít nước, 1kg=1L) + 2kg phụ gia = 160Kg.

Từ công thức này, bạn có thể điều chỉnh các loại gia vị tăng giảm tùy ý sao cho phù hợp với mục đích làm bánh.

Cụ thể:

  • Bột mì: Đây là nguyên liệu quan trọng nhất góp phần quyết định tới chất lượng bánh mì. Bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng để chọn loại có chất lượng tốt mà giá cả phải chăng.
  • 2Kg muối: Muối làm nên độ mặn, nhạt của bánh. Bạn có thể tăng lên khoảng 2.5kg muốn nếu muốn làm bánh mì mặn. Ngược lại, cần làm bánh mì nhạt thì bạn giảm lượng muối đi.
  • 53L nước: Nước sẽ quyết định tới độc ứng của bánh mì. Để làm bánh mì ứng, bạn hãy giảm bớt lượng nước trộn bột xuống. Nhiều người có kinh nghiệm làm bánh lâu năm chia sẻ rằng, tỷ lệ nước thường là từ 53 – 58 lít. Đây là mức tốt nhất để bánh không quá mềm.
  • 3Kg men: Men thể hiện độ nở của bánh. Bạn cần tính toán kỹ lưỡng nếu muốn gia giảm men. Khi thêm men vào bột, bạn cần chú ý không để men tiếp xúc trực tiếp với muối, vì nó làm mất tác dụng của men. Hãy trộn men khô với bột trước khi cho nước vào.
  • Phụ gia: có thể là đường, chất béo, trứng, bột hạnh nhân,… 

Bước 3: Trộn bột

Ở bước này trong quy trình sản xuất bánh mì, bạn có thể trộn bột làm 2 lần để bột đạt chất lượng tốt nhất.

Lần 1: Bạn cho lượng bột và các nguyên liệu theo tỷ lệ như công thức trên vào máy trộn bột. Nồi trong khoảng 5 – 6 phút để tạo thành một khối đồng nhất. Ở lần nhào bột đầu tiên sẽ chua cho chất phụ gia vào.

Lần 2: Khi bột đã thành một khối đồng nhất, bạn hãy thử độ đàn hồi và độ đặc của khối bột. Nếu chưa đạt thì bạn có thể điều chỉnh bằng cách thêm nước hoặc bộ kho vào. Chất phụ gia bạn sẽ cho vào ở lần trộn bột thứ 2 này.

Trộn bột
Trộn bột

Bước 4: Chia bột

Bạn chia khối bột lớn đã nhồi thành các phần nhỏ đều nhau. Chia đều tơi khi đạt được trọng lượng của 1 chiếc bánh mì thì là được. Nếu dư giả chi phí hoặc sở hữu cơ sở sản xuất lớn thì bạn nên đầu tư máy chia bột. Máy sẽ giúp bạn chia đều và nhanh hơn. Quy trình sản xuất bánh mì sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian.

Bước 5: Vê bột

Đây chính là bước tạo hình trong quy trình sản xuất bánh mì. Nếu vê bột bằng tay thì cần cẩn thận để bột giữ được đúng hình dạng sau khi ủ bánh. Sử dụng máy vê bột cũng là một là một lựa chọn tốt cho các đơn vị sản xuất bánh mì lớn.

Bước 6: Ủ bột

Bánh sau khi tạo hình, bạn cho vào tủ để ủ bột hoặc ủ theo cách truyền thống. Quá trình này sẽ giúp bánh nở to và có thể tích như yêu cầu. Đây là bước quan trọng trong quy trình sản xuất bánh mì, nên tốt nhất là bạn dùng tủ ủ bột.

Bước 7:  Nướng bánh

Bạn xếp bánh đã được ủ xong vào khay lò nướng bánh mì và đặt nhiệt độ khoảng từ 200 – 280°C tùy vào từng loại bánh và đặc thù trong cách trộn bộ mà ta để nhiệt độ và thời gian nướng phù hợp.

Nướng bánh mì
Nướng bánh mì

Những điều cần lưu ý khi sản xuất bánh mì ở quy mô lớn

Bảo quản nguyên liệu: So với quy trình sản xuất bánh mì quy mô nhỏ, sản xuất quy mô lớn cần tuân thủ các tiêu chuẩn khắt khe. Tất cả nguyên liệu cần phải được bảo quản cẩn thận trong điều kiện tốt nhất. Đặc biệt các loại như bơ, sữa, men,… dễ hư hỏng thì càng cần bảo quản nghiêm ngặt.

Chọn lựa máy móc chất lượng: Sản xuất bánh mì số lượng lớn chắc chắn sẽ cần tới máy móc hỗ trợ. Hãy mua tủ ủ bột bánh mì 16 khay tại nhà cung cấp uy tín. Chọn mua máy cũng cần có các tiêu chuẩn cụ thể. Chú ý, mua máy phù hợp với quy mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu tốt nhất.

Nếu muốn đầu tư dây chuyền làm bánh mì để quá trình sản xuất bánh mì hiệu quả hơn thì bạn hãy liên hệ tới hotline NEWSUN để được tư vấn chi tiết. Ngoài ra, có một số máy chế biến thực phẩm mà có thể bạn đang cần như: máy sấy hoa quả, máy làm đậu phụ, máy xay thịt,...

Bài viết liên quan

Top 3 lò nướng bánh ngọt bán chạy nhất tại NEWSUN tháng 4/2024

Lò nướng bánh ngọt là thiết bị quan trọng trong mọi cơ sở sản xuất bánh kem, bánh ngọt. Một … Đọc thêm » “Top 3 lò nướng bánh ngọt bán chạy nhất tại NEWSUN tháng 4/2024”

Xem thêm

Muốn mở tiệm bánh mì thành công thì phải biết những điều sau

Với mức lợi nhuận lên tới 60-70%,kinh doanh bánh mì đang hấp dẫn rất nhiều nhà đầu tư. Chỉ cần … Đọc thêm » “Muốn mở tiệm bánh mì thành công thì phải biết những điều sau”

Xem thêm

Cách khắc phục nhanh lỗi lò nướng bánh mì lên nhiệt kém

Với các cơ sở sản xuất bánh hoặc các cửa hàng sản xuất bánh mì thì vấn đề lên nhiệt … Đọc thêm » “Cách khắc phục nhanh lỗi lò nướng bánh mì lên nhiệt kém”

Xem thêm

Cách làm bánh mì baguette kiểu Pháp thơm ngon, vàng giòn tại nhà

Có thể nhiều người nghe tới bánh mì baguette kiểu Pháp vẫn thấy xa lạ. Nhưng thực chất, nó chính … Đọc thêm » “Cách làm bánh mì baguette kiểu Pháp thơm ngon, vàng giòn tại nhà”

Xem thêm