Bật mí 10 kinh nghiệm nhất định phải biết khi mở quán phở
Mở quán phở là một trong những mảng kinh doanh mang lại lợi nhuận rất tốt. Thế nhưng, một con phố có tới hàng chục quán phở thì làm sao để cạnh tranh lại? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn 12 kinh nghiệm “xương máu” mà bạn nhất định phải biết khi mở quán phở dùng nồi nấu phở điện để kinh doanh thành công. Hãy cùng theo dõi nhé!
Xác định rõ mô hình kinh doanh quán phở
Nội dung
- 1 Xác định rõ mô hình kinh doanh quán phở
- 2 Có công thức nấu phở riêng
- 3 Cách bài trí và lựa chọn tông màu chủ đạo của quán
- 4 Chuẩn bị tiền vốn
- 5 Chọn mặt bằng mở quán phở
- 6 Chọn nồi nấu phở phù hợp
- 7 Nguồn cung cấp thực phẩm khi mở quán phở
- 8 Chọn bát đũa và các dụng cụ
- 9 Chọn nhân sự phục vụ quán phở
- 10 Học cách kiểm soát tiền khi mở quán phở
Bạn muốn bán món phở nào?
Mỗi quán phở chỉ nên có từ 1-2 món ăn phụ. Ví dụ, khi kinh doanh phở bò thì sẽ tập trung vào phở bò (tái, chín, nạm, gầu, gân, bắp, lăn…) và kèm thêm cơm rang dưa bò, cơm rang thập cẩm hoặc phở xào bò, mì xào bò,… tức là chuyên về bò.
Tuyệt đối tránh tình trạng quán phở bò mà có cả phở gà, bún mọc đủ thứ. Bởi, mỗi món sẽ có loại nước dùng khác nhau. Bạn bán 3 loại tức là phải co 3 nồi nước dùng, không thể 3 món chung một nồi nước dùng được. Đây cũng là điều mà các quán phở mới cần lưu ý.
Đối tượng khách hàng để chọn không gian quán
Đầu tiên, dù là đối tượng khách hàng nào thì cũng phải bài trí không quán để tạo cảm giác sạch sẽ, ngon miệng.
Nếu đối tượng là khách hàng bình dân thì quán chỉ cần bài trí đơn giản là được. Bởi khách đến chỉ cần ăn nhanh xong là về.
Với các quán phở lớn, nhà hàng thì đối tượng cao cấp hơn. Họ sẽ cần không gian để vừa ăn, vừa thưởng thức không gian hoặc bàn chuyện công việc nên sẽ cần không gian rộng rãi và đảm bảo sự riêng tư giữa các bàn.
Có công thức nấu phở riêng
Mỗi chuỗi nhà hàng kinh doanh thành công, họ đều có công thức nấu ăn riêng của mình. Bạn hãy học tập điều này. Để có được công thức nấu phở chỉ thuộc về bản thân, bạn cần có nền móng cơ bản, trải nghiệm các cách nấu khác nhau và thử nghiệm để cho ra công thức cuối cùng.
Một số yêu cầu chung của nước dùng phở chính là: không có mì chính, vị ngọt tự nhiên với mức độ vừa phải, nước phở vừa trong, vừa đậm đà.
Cách bài trí và lựa chọn tông màu chủ đạo của quán
Việc này bạn sẽ cần làm trước khi tìm mặt bằng. Từ tường sơn màu gì, bàn ghê snhuw thế nào, menu quán sẽ thết kế như thế nào, treo tranh gì cũng cần xem xét kỹ lưỡng.
Màu sắc: hãy chọn màu có tính mát và hợp với chủ quán. màu có tính mát sẽ tạo cảm giác dễ chịu, thư thái và sạch sẽ hơn.
Cách bài trí: Dựa theo đối tượng khách hàng đã xác định ở trên.
- Quán bình dân, có thể lựa chọn hình ảnh về rau sạch, thực phẩm sạch, tranh đồng quê,…
- Quán ăn cho phân khúc cao hơn, nên chọn hình ảnh của chính thành phố nơi bạn lựa chọn để mở nhà hàng, hoặc lựa chọn hình ảnh nơi xuất xứ món phở bạn kinh doanh. Hãy hướng cho quán của mình một phong cách riêng biệt để tạo ấn tượng.
Đây đều là các yếu tố nhỏ, nhưng về lâu dài, nó sẽ tạo nên thương hiệu của bạn.
Chuẩn bị tiền vốn
Số vốn sẽ tùy thuộc vào quy mô quán. Khi mở quán phở thì sẽ có các loại chi phí như:
Tiền thuê mặt bằng: Quán càng lớn, càng ở vị trí đắc địa thì giá sẽ càng cao.
Tiền bàn ghế, trang trí: Mỗi loại bàn ghế sẽ có mức giá khác nhau. Trang trí quán bình dân sẽ tốn ít chi phí hơn quán cao cấp. Hãy lưu ý chọn các loại phù hợp và tiết kiệm tiền nhất có thể.
Dụng cụ cần thiết:
Bát, đũa, muỗng, các loại chai, lọ, rổ đựng rau, ống đũa sẽ sử dụng loại làm từ gốm sứ, sành, nhựa cao cấp hoặc inox chống rỉ… mỗi loại có mức giá khác. Nhưng bù lại rất dễ vệ sinh, và sạch sẽ.
Thiết bị như: Tiền đầu tư nồi hầm xương bằng điện, nồi nấu nước dùng phở, chậu,…..
Ngoài ra, bạn còn phải chuẩn bị kinh phí dự trù cho 3 tháng đầu tiên, phí thuê nhân viên.
Chọn mặt bằng mở quán phở
Không nhất thiết phải chọn các vị trí trung tâm với mức phí quá cao, mà không gian cũng không quá thoải mái. Khi vừa mở quán phở, bạn cũng cần tiết kiệm chi phí tối đa nên hãy xem xét tới các yếu tố sau: Mặt bằng rộng rãi, nơi có văn hóa ăn hàng, nơi có thể để xe thoải mái, nơi có ít quán bán trùng mặt hàng với bạn.
Về văn hóa ăn hàng, nếu khu vực bạn định mở mà người dân không hay đi ăn ngoài thì cần phải xem xét lại.
Chọn nồi nấu phở phù hợp
Điều đầu tiên, bạn nên chọn loại nồi nấu phở bằng điện và làm từ inox 304 thì sẽ bền tốt hơn. Hãy ước lượng số bát phục vụ mỗi ngày để chọn dung tích nồi phù hợp. Trung bình mỗi bát phở sẽ là 400ml nước. Nếu bát nhỏ hơn thì sẽ khoảng 300ml.
Nguồn cung cấp thực phẩm khi mở quán phở
Mỗi quán phở sẽ có một mối làm ăn riêng. Các loại, xương, thịt, cá, rau, củ,… nên chọn nguồn sạch. Điều này cần xem xét kỹ vì đã có không ít quán ăn bị phạt hoặc buộc đóng cửa do sử dụng thực phẩm bẩn.
Chọn bát đũa và các dụng cụ
Bát đãi cũng cần đồng bộ với phong cách bài trí quán. Nếu mở quán phở bình dân thì sẽ đơn giản hơn. Với quán phở lớn, bạn nên in logo vào bát là tốt nhất. Điều này giúp khách hàng nhớ kỹ thương hiệu của bạn hơn.
Chọn nhân sự phục vụ quán phở
Hãy chọn những người nhanh nhẹn, thân thiện với khách hàng. Phục vụ cũng cần cẩn thận để hạn chế tối đa đổ vỡ khi bưng bê. Ngoại hình phục vụ không nhất thiết phải đẹp, nhưng cần chỉn chu, gọn gàng, sạch sẽ thì khách hàng sẽ dễ có thiện cảm hơn.
Học cách kiểm soát tiền khi mở quán phở
Khi mới mở quán phở, việc quản lý nguồn tiền ra, tiền vào gần như bị bỏ qua. Nhưng khi quán đã dần ổn định thì đây là một vấn đề quan trọng mà bạn cần kiểm soát chặt chẽ. Sự sai lệch có thể đến từ sai lầm của người thu ngân, các nguồn tiền chi ra hoặc ngay từ chính sự gian lận của nhân viên. hãy sử dụng các loại máy thu ngân, phần mềm quản lý bán hàng, dùng thu ngân là người thân quen có thể tin tưởng.
Nhìn chung, đây đều là những vấn đề bạn nhất định phải quan tâm khi mở quán phở. Ngoài ra, việc đầu tư nồi nấu phở, máy móc vào phục vụ nấu nước cũng rất quan trọng. hãy tham khảo các dòng nồi của NEWSUN hoặc máy móc phục vụ quán khác như: nồi nấu phở tủ điện rời 120L, máy cưa xương, máy thái thịt
Đinh Văn Nam là chuyên gia kỹ thuật của Newsun. Là người có chuyên môn, đam mê tìm hiểu và phát triển các sản phẩm thiết bị chế biến thực phẩm.
Bài viết liên quan
Kinh nghiệm mở lò bánh mì ở quê 1 vốn 4 lời
Với nhu cầu tiêu dùng bánh mì ngày càng tăng, việc mở lò bánh mì ở quê đang trở thành … Đọc thêm » “Kinh nghiệm mở lò bánh mì ở quê 1 vốn 4 lời”
Kinh doanh quán phở và cơm rang cần chuẩn bị những gì?
Phở và cơm rang là hai món ăn đặc trưng của ẩm thực Việt. Với số vốn đầu tư không … Đọc thêm » “Kinh doanh quán phở và cơm rang cần chuẩn bị những gì?”
Những yếu tố tạo nên thành công khi kinh doanh quán phở & cơm rang
Bạn không biết bắt đầu từ đâu khi bắt tay vào việc kinh doanh quán phở và cơm rang. Vậy … Đọc thêm » “Những yếu tố tạo nên thành công khi kinh doanh quán phở & cơm rang”
Những mẫu máy xay thịt công nghiệp cho hộ gia đình kinh doanh nhỏ
Máy xay thịt công nghiệp ngày càng được ưa chuộng nhiều bởi ứng dụng xay đa năng và đa dạng … Đọc thêm » “Những mẫu máy xay thịt công nghiệp cho hộ gia đình kinh doanh nhỏ”
Kinh nghiệm mở tiệm bánh bao vốn ít, thu lãi khủng mỗi ngày
Vốn ít, quay vòng vốn nhanh chính là lý do khiến nhiều người lựa chọn mở tiệm bánh bao để … Đọc thêm » “Kinh nghiệm mở tiệm bánh bao vốn ít, thu lãi khủng mỗi ngày”
Chi phí mở quán ăn nhỏ là bao nhiêu?
Nhiều người lựa chọn kinh doanh quán ăn nhỏ vì yêu cầu vốn không nhiều và rủi ro ít hơn … Đọc thêm » “Chi phí mở quán ăn nhỏ là bao nhiêu?”