Chi phí mở quán ăn nhỏ là bao nhiêu?

Huyền Huyền
Ngày đăng: 24-09-2023-Cập nhật: 24-09-2023

Nhiều người lựa chọn kinh doanh quán ăn nhỏ vì yêu cầu vốn không nhiều và rủi ro ít hơn so với nhà hàng lớn. Tuy nhiên vẫn cần lên bảng dự toán chi tiết các khoản chi phí mở quán ăn nhỏ vì sẽ giúp bạn chủ động trong việc chuẩn bị vốn. Vậy chi phí mở 1 quán ăn nhỏ là bao nhiêu? Bài viết dưới đây, NEWSUN sẽ giúp bạn dự toán nhé!

Dự toán các khoản chi phí mở quán ăn nhỏ
Dự toán các khoản chi phí mở quán ăn nhỏ

Những khoản chi phí mở quán ăn nhỏ cố định

Đây là những khoản bạn phải chi một lần trước khi mở quán hoặc chi cố định hàng tháng.

1. Chi phí thuê mặt bằng mở quán

Chi phí mở quán ăn nhỏ đầu tiên mà bạn cần liệt kê ra chính là tiền thuê mặt bằng. Tùy vào địa điểm bạn thuê có gần trung tâm, vị trí thuận tiện giao thông, có chỗ để xe, mặt bằng bao nhiêu diện tích,… mà giá thuê sẽ dao động từ 5-30 triệu đồng/tháng.

Thông thường khi làm hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh, bạn sẽ cần đặt cọc và đóng tiền thuê 1 lần cho cả 3-6 tháng. Do đó cần chuẩn bị ít nhất là 15-100 triệu cho khoản chi phí mở quán ăn nhỏ này. Còn nếu bạn đã có sẵn mặt bằng không cần đi thuê hoặc bán đồ ăn online thì sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá đó.

2. Chi phí thiết kế, trang trí quán ăn nhỏ

Đây cũng là một khoản chi phí mở quán ăn nhỏ khá quan trọng mà bạn cần chuẩn bị trước khi quán đi vào hoạt động. Để thu hút được đối tượng khách hàng mục tiêu, quán ăn của bạn phải xác định được phong cách thiết kế phù hợp. Đó có thể là các kiểu decor trẻ trung, mới lạ, thể hiện được phong cách ẩm thực của quán, hoặc chỉ cần các bảng biểu, tranh ảnh minh họa món ăn đơn giản. Quan trọng nhất đối với một quán ăn đó là không gian phải thoáng mát, sạch sẽ và hợp vệ sinh.

Một số đồ nội thất cơ bản cần mua như bàn ghế, quạt, điều hòa,… Ngoài ra cần có bảng hiệu nổi bật, thu hút. Đối với quán nhỏ thì khoản này sẽ dao động khoảng 10-30 triệu đồng.

Đầu tư biển hiệu, trang trí quán ăn
Đầu tư biển hiệu, trang trí quán ăn

Xem thêm: Mở quán cơm niêu cần chuẩn bị những gì?

3. Chi phí mua thiết bị nhà bếp, dụng cụ ăn uống cho khách hàng

Đối với một quán ăn thì không thể thiếu các thiết bị bếp như nồi niêu, xoong chảo, bát, đĩa, đũa, thìa, tủ đông, tủ mát, tủ kính bán hàng,… Ngoài ra, đối với các mô hình kinh doanh đặc thù sẽ cần đến các loại máy móc hỗ trợ riêng.

Ví dụ như quán bán bún phở sẽ cần nồi nấu phở bằng điện, máy thái thịt; quán cơm bình dân cần tủ nấu cơm công nghiệp; quán bán vịt quay cần lu quay gà vịt không khói; quán ăn vặt cần đầu tư thêm bếp chiên nhúng hoặc bếp chiên tách dầu,… Tùy thuộc vào các loại thiết bị mua mới hay mua thanh lý, bạn cần dự trù cho khoản chi phí này khoảng 15-30 triệu đồng.

Bên cạnh đó, dụng cụ ăn uống cho khách hàng cũng là khoản chi phí mở 1 quán ăn nhỏ mà bạn cần quan tâm. Đối với khách ăn tại quán sẽ cần bát, đĩa, dao, nĩa, thìa, hộp đựng đũa thìa, hộp đựng giấy lau, các lọ gia vị, hộp tăm,… Còn với bán mang đi sẽ cần thêm các loại bát, hộp, đũa thìa dùng 1 lần, giấy ăn, túi, hộp đóng gói,…

Quán bán đồ ăn vặt, đồ chiên rán cần đầu tư bếp chiên nhúng
Quán bán đồ ăn vặt, đồ chiên rán cần đầu tư bếp chiên nhúng

4. Chi phí mua thực phẩm, nguyên liệu

Đây là khoản chi phí mở quán ăn nhỏ phát sinh hàng ngày, do đó có thể coi là một trong những khoản cố định. Tuy nhiên giá thành nhập nguyên liệu vẫn sẽ có biến động theo ngày, theo mùa.

Dựa vào số lượng khách phục vụ trong ngày để bạn ước tính lượng mua thực phẩm phù hợp. Có thể vào những ngày cuối tuần đông khách cần mua nhiều hơn và đầu tuần ít khách mua ít hơn. Cần tính toán chính xác nhất để hạn chế tình trạng thiếu đồ để bán hoặc để tồn sang ngày hôm sau. Ngân sách dự kiến khoảng 2-5 triệu/ngày.

5. Tiền thuê nhân viên cho quán ăn nhỏ

Thời gian đầu quán mới hoạt động, bạn chỉ nên thuê từ 1-2 nhân viên làm việc theo ca, đặc biệt là những khung giờ cao điểm. Chi phí nhân viên khoảng 2-3 triệu/người. Hoặc để tối ưu khoản chi phí mở 1 quán ăn nhỏ này, chủ quán có thể huy động người thân phụ giúp bán quán.

Sau khi quán đi vào hoạt động ổn định và xác định được lượng khách ghé ăn, bạn cân đối lại nhân lực trong quán, thuê thêm hoặc cắt giảm cho phù hợp.

6. Phí xin giấy phép kinh doanh, chứng nhận an toàn thực phẩm

Đây là 2 trong số những loại giấy phép bắt buộc phải có của bất kỳ loại hình kinh doanh ăn uống nào, dù nhà hàng lớn hay quán ăn nhỏ.

Chi phí làm thủ tục xin giấy phép không tốn quá nhiều, chỉ khoảng vài trăm nghìn. Tuy nhiên sẽ cần cung cấp khá nhiều giấy tờ thông tin và bạn cần làm đúng đủ theo chỉ dẫn của cán bộ Ủy ban nơi xin cấp giấy phép.

Mở quán ăn nhỏ cầu xin đầy đủ giấy phép kinh doanh
Mở quán ăn nhỏ cầu xin đầy đủ giấy phép kinh doanh

Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán cơm bình dân thu lãi lớn năm 2023

Những khoản chi phí mở quán ăn nhỏ biến đổi

Thời gian đầu vận hành quán rất khó để xác định cụ thể các khoản chi phí mở quán ăn nhỏ biến đổi. Bởi đây là những phí phát sinh gắn liền với hoạt động kinh doanh của quán như điện, nước, gas, phí vệ sinh, an ninh khu vực, phí marketing, thuế phí các loại,…

Ngoài ra, các khoản chi phí cố định bên trên vẫn có thể biến đổi ít nhiều ví dụ như máy móc hỏng hóc cần bảo trì hoặc mua máy mới, lượng nguyên liệu nhập ít hay nhiều tùy thuộc vào lượng khách, mùa cao điểm thuê thêm nhân viên phục vụ,…

Để có con số sát thực tế nhất, bạn hãy tham khảo các quán ăn trong cùng lĩnh vực và có quy mô tương tự. Thông thường, trung bình chi phí mở 1 quán ăn nhỏ phát sinh hàng tháng rơi vào khoảng 5-10 triệu đồng.

Thời gian đầu doanh thu thường chưa tốt vì chưa có nhiều khách hàng biết đến quán. Do vậy, bên cạnh các khoản chi phí kể trên, bạn nên dự trù trước phí chi trả tiền thuê mặt bằng và lương nhân viên trong 3-4 tháng để quán đi vào ổn định.

Dự trù các khoản chi phí mở quán ăn nhỏ phát sinh
Dự trù các khoản chi phí mở quán ăn nhỏ phát sinh

Trên đây là các khoản chi phí mở 1 quán ăn nhỏ mà các chủ quán cần dự trù trước. Số vốn cần tối thiểu là 60 triệu đồng và có thể cao hơn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

NEWSUN là đơn vị chuyên cung cấp các thiết bị bếp quán ăn, nhà hàng như nồi nấu phở, tủ cơm, nồi hấp bánh bao, nồi tráng bánh cuốn, bếp chiên, lò nướng các loại,… Nếu bạn có nhu cầu hãy liên hệ NEWSUN để được tư vấn mua đúng đủ nhu cầu, máy móc tốt sử dụng lâu dài nhé!

Đánh giá bài viết

    Tư vấn miễn phí

    Tìm đâu xa hỏi ngay chuyên gia tư vấn

    Trả lời

    Huyền Huyền

    Với hơn 9 năm làm nội dung về thiết bị chế biên thực phẩm, trải nghiệm qua hàng trăm sản phẩm máy móc khác nhau, mình hy vọng sẽ mang đến cho các bạn nhiều thông tin bổ ích và tiện lợi.

    Bài viết liên quan

    Giới thiệu lò nướng salamander điện Newsun chất lượng tuyệt vời

    Lò nướng Salamander điện là dòng lò nướng thực phẩm dụng sử dụng nhiên liệu điện năng. Sở hữu rất … Đọc thêm » “Giới thiệu lò nướng salamander điện Newsun chất lượng tuyệt vời”

    Xem thêm

    NEWSUN thông báo lịch nghỉ lễ Quốc Khánh 2/9

    Kính gửi Quý khách hàng và Quý đối tác! Nhằm đảm bảo việc liên hệ, giao dịch giữa Quý khách … Đọc thêm » “NEWSUN thông báo lịch nghỉ lễ Quốc Khánh 2/9”

    Xem thêm

    Giới thiệu lò nướng salamander 10 họng gas

    Lò nướng Salamander 10 họng gas là thiết bị nướng không khói hiện đại được sản xuất và phân phối … Đọc thêm » “Giới thiệu lò nướng salamander 10 họng gas”

    Xem thêm

    Mừng Đại Lễ Quốc Khánh 2/9, NEWSUN Sale Lớn Đến 35%

    Chào mừng đại lễ Quốc Khánh 2/9, Điện máy NEWSUN tri ân đến Quý khách hàng loạt chương trình khuyến … Đọc thêm » “Mừng Đại Lễ Quốc Khánh 2/9, NEWSUN Sale Lớn Đến 35%”

    Xem thêm