Cách setup khu chế biến cho nhà hàng, quán ăn chuyên đồ Nhật
Văn hóa ẩm thực được du nhập nhờ vào việc giao lưu tiếp xúc giữa các quốc gia. Hiện nay ở Việt Nam, nhiều người yêu thích các món ăn Nhật vì chất lượng tuyệt hảo và sự hấp dẫn khó cưỡng của sự khác lạ. Chính vì thế mà nhà hàng hay quán ăn chuyên đồ Nhật được mở ra ngày càng nhiều hơn. Cùng tham khảo cách mà cách nhà hàng này setup khu chế biến nhé.
Đặc điểm phong cách các quán ăn Nhật
Nội dung
Như chúng ta thường thấy, văn hóa Nhật Bản thiên về những điều đơn giản, gọn gàng, gần gũi và thiên nhiên. Nếu đã từng tiếp xúc với Nhật Bản, bạn sẽ thấy cung cách phục vụ của họ rất dễ chịu, thoải mái, từ con người đến những chi tiết nhỏ nhật cực kỳ chu đáo.
Quán ăn Nhật cũng như vậy. Nếu bạn làm về đồ Nhật, hãy mang phong cách của họ về Việt Nam, để cảm nhận rõ ràng sự khác biệt văn hóa và tinh tế trong từng món ăn.
Có một số điều bạn cần chú ý khi đầu tư kinh doanh quán ăn, nhà hàng chuyên đồ Nhật
Chất lượng
Người Nhật cực kỳ chú trọng đến chất lượng, không chỉ là chất lượng món ăn, mà còn là chất lượng phục vụ và tất cả những gì liên quan đến cảm nhận của khách như khung cảnh, âm thanh, chỗ ngồi, không gian,…
Vì vậy nhiều nhà hàng quy mô trung bình và lớn đã có thêm từng khu ăn riêng cho khách muốn riêng tư như ăn gia đình, người yêu, cặp vợ chồng,… được setup như 1 phòng kín, thoáng đãng và yên tĩnh. Nếu cần bất cứ nhu cầu nào, khách có thể bấm chuông được thiết kế trên bàn ăn mà không cần phải ra ngoài gọi nhân viên hay đến trực tiếp quầy lễ tân – thu ngân, cực kỳ riêng tư.
Thiên nhiên
Văn hóa Nhật đều hướng đến những gì gần gũi thiên nhiên, tươi mát. Đó cũng là một trong những điều khiến ẩm thực nhật nổi tiếng với sushi, sashimi,…
Tối giản
Người nhật ưa thích sự gọn gàng. Họ luôn ưu tiên sử dụng những đồ đa năng để tối giản tất cả mọi thứ. Tất nhiên với gian bếp nhà hàng, họ cũng muốn tập trung vào những máy móc, thiết bị đa công năng nhất.
Ví dụ thay vì sử dụng tủ sấy khô chén bát riêng, tủ khử khuẩn chén bát, họ sẽ tích hợp lại, lựa chọn tủ sấy bát công nghiệp có cả hai chức năng sấy khô và diệt khuẩn.
Gam màu
Các quán ăn, cửa hàng phong cách Nhật Bản đa phần sẽ sử dụng những chất liệu gam màu gỗ, cổ điển, thường là màu trầm và không bao giờ lỗi mốt hay bị cũ. Mặc dù rất đơn giản, nhưng lại là cơ bản nhất, không bao giờ bị thay thế. Họ luôn trân trọng giá trị vững bền theo thời gian.
Ánh sáng
Ánh sáng là một trong những yếu tố quyết định sự gần gũi, ấm cúng mà các nhà hàng Nhật Bản hướng đến. Thông thường các nhà hàng sẽ sử dụng ánh sáng vàng, trắng tự nhiên, vừa khiến khung cảnh ấm cúng, vừa giúp món ăn đẹp mắt hơn.
Các loại kiểu setup khu chế biến bếp ăn phong cách Nhật Bản
Khách xem biểu nấu ăn trực tiếp
Đây là kiểu khá phổ biến đối với các nhà hàng Nhật Bản cao cấp, hạng sang chuyên đồ ăn tươi sống như bò Cobe, Wakyu,… Nó còn được gọi là Teppanyaki. Tại đây, từng bàn ăn của khách sẽ được thiết kế xung quanh 1 bếp chế biến lớn, thiên về chiều dài.
Đây là phong cách khá độc đáo, bạn sẽ thấy đầu bếp mang nguyên liệu tươi sống ra đặt lên bàn, cùng với dụng cụ nấu ăn. Và rồi họ sẽ thể hiện màn trình diễn nấu ăn từng công đoạn chế biến, nướng đồ ăn, cắt thái, chia đồ ăn thành từng phần đưa cho khách thưởng thức luôn.
Việc này cũng giúp khách hàng cảm nhận đồ ăn ngay lúc nóng nguyên, thẩm trọn vẹn hương vị, không cần phải đợi mang ra từ trong bếp. Với kiểu này, trong gian bếp sơ chế, chế biến thực phẩm của nhà hàng, bạn chỉ cần chuẩn bị một số máy móc, thiết bị cắt thái, máy vệ sinh như máy cắt xương, máy xay thịt công nghiệp,… còn bếp chính đã được setup ở bên ngoài rồi.
Kiểu quán bar
Nếu bạn từng ghé thăm quán bar, pub, bạn sẽ thấy ngay tại khu order chính là khu làm đồ uống cho khách. Bạn có thể ngồi trực tiếp ở đó chờ và thưởng thức hoặc mang ra bàn xung quanh ngồi đợi. Với nhà hàng Nhật Bản cũng có kiểu như vậy. Tuy nhiên kiểu này hầu hết áp dụng cho các nhà hàng quy mô nhỏ và trung bình, vì phần ghế ngồi ngay tại khu chế biến không nhiều.
Đối với những kiểu này, thiết bị nấu và những dụng cụ liên quan sẽ được setup cùng nhau, nhưng được tối giản sao cho gọn gàng nhất. Ví dụ họ sẽ đặt bếp chiên điện, bồn rửa dụng cụ, tủ lạnh,… Còn những vật dụng khác cồng kềnh, không trực tiếp liên quan đến chế biến, họ sẽ đưa vào 1 khu khác để đảm bảo tính thẩm mỹ cao.
Những gian bếp chế biến mini kiểu này thường được setup kiểu dây chuyền chỉ một hàng dọc, hoặc rộng hơn sẽ là hai hàng dọc song song với nhau, ở giữa là lối đi lại và ra vào cho các đầu bếp.
Kiểu chế chiến thông thường (món ăn sẵn/ BBQ, lẩu,…)
Đây là kiểu cuối cùng và cũng khá phổ biến tại Việt Nam. Bởi vì văn hóa Nhật du nhập vào đất nước ta, giao thoa văn hóa diễn ra thường xuyên. Chính vì vậy nhiều người chủ nhà hàng đồ Nhật là người Việt Nam, phong cách cũng có phần khác đi đôi chút.
Với kiểu chế biến này, gian bếp sẽ không để khách nhìn thấy như 2 kiểu trên. Khu bếp được thiết kế trong 1 không gian kín, thường set up theo kiểu phân khu hoặc dây chuyền và tối giản các thiết bị. Chủ nhà hàng sẽ chỉ đầu tư những thiết bị đa năng hoặc rất cần thiết mà thôi.
Nguồn: https://dienmaynewsun.com/
Đinh Văn Nam là chuyên gia kỹ thuật của Newsun. Là người có chuyên môn, đam mê tìm hiểu và phát triển các sản phẩm thiết bị chế biến thực phẩm.
Bài viết liên quan
Kinh nghiệm mở lò bánh mì ở quê 1 vốn 4 lời
Với nhu cầu tiêu dùng bánh mì ngày càng tăng, việc mở lò bánh mì ở quê đang trở thành … Đọc thêm » “Kinh nghiệm mở lò bánh mì ở quê 1 vốn 4 lời”
Kinh doanh quán phở và cơm rang cần chuẩn bị những gì?
Phở và cơm rang là hai món ăn đặc trưng của ẩm thực Việt. Với số vốn đầu tư không … Đọc thêm » “Kinh doanh quán phở và cơm rang cần chuẩn bị những gì?”
Những yếu tố tạo nên thành công khi kinh doanh quán phở & cơm rang
Bạn không biết bắt đầu từ đâu khi bắt tay vào việc kinh doanh quán phở và cơm rang. Vậy … Đọc thêm » “Những yếu tố tạo nên thành công khi kinh doanh quán phở & cơm rang”
Những mẫu máy xay thịt công nghiệp cho hộ gia đình kinh doanh nhỏ
Máy xay thịt công nghiệp ngày càng được ưa chuộng nhiều bởi ứng dụng xay đa năng và đa dạng … Đọc thêm » “Những mẫu máy xay thịt công nghiệp cho hộ gia đình kinh doanh nhỏ”
Kinh nghiệm mở tiệm bánh bao vốn ít, thu lãi khủng mỗi ngày
Vốn ít, quay vòng vốn nhanh chính là lý do khiến nhiều người lựa chọn mở tiệm bánh bao để … Đọc thêm » “Kinh nghiệm mở tiệm bánh bao vốn ít, thu lãi khủng mỗi ngày”
Chi phí mở quán ăn nhỏ là bao nhiêu?
Nhiều người lựa chọn kinh doanh quán ăn nhỏ vì yêu cầu vốn không nhiều và rủi ro ít hơn … Đọc thêm » “Chi phí mở quán ăn nhỏ là bao nhiêu?”