Rượu gạo là gì? Công thức nấu rượu gạo chuẩn nhất
Rượu gạo là đồ uống có cồn mang hương vị truyền thống quen thuộc. Được chưng cất từ ngũ cốc lên men có thể là rượu nếp hoặc rượu tẻ. Tuy nhiên để nấu được rượu gạo ngon thật không hề đơn giản. Bài viết sau đây NEWSUN thương hiệu uy tín cung ứng nồi nấu rượu bằng điện, xin bật mí công thức nấu rượu gạo thơm ngon, bí truyền, để các bạn cùng tham khảo nhé.
Công thức nấu rượu gạo chuẩn nhất
Nội dung
Để nấu được những lít rượu thơm ngon, chất lượng không quá khó. Tuy nhiên bạn cần thực hiện một cách thật cẩn thận và tỉ mỉ từng bước một mới có thể thành công.
Công thức nấu rượu gạo chuẩn cần thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Lựa chọn nguyên liệu nấu rượu là khâu rất quan trọng. Nó quyết định trực tiếp đến chất lượng rượu thành phẩm. Nguyên liệu nấu rượu gồm có: gạo và bánh men, trong đó:
– Chọn gạo: Gạo nấu rượu có thể là gạo tẻ hoặc gạo nếp. Bạn nên chọn những hạt gạo chắc mẩy, xát còn nguyên cám. Vì trong cám chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe và giúp hương vị rượu thơm ngon đậm đà hơn.
– Chọn men: Bạn có thể lựa chọn men lá, men thuốc bắc hoặc men vi sinh. Nhưng lưu ý rằng, ần chọn men chất lượng, không ẩm mốc hay có mùi hắc. Nên chọn mua men tại những cơ sở uy tín hoặc người quen để tránh mua phải men giả, men do Trung Quốc sản xuất.
Bước 2: Nấu cơm rượu
Trong công thức nấu rượu gạo. Đây là công đoạn rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện nấu như cơm ăn hàng ngày là được.
Tuy nhiên, khi nấu cơm rượu cần lưu ý ngâm gạo trong nước khoảng vài tiếng cho gạo nở ra rồi mới đem nấu thành cơm. Để nấu cơm rượu không bị nát và nhão thông thường tỉ lệ gạo nước sẽ là 1:1.
Bước 3: Trộn men
Sau khi nấu chín cơm, bạn xới cơm ra nia để cho nguội. Trong quá trình chờ cơm nguội, hãy đem bánh men đi xay nhuyễn hoặc giã nhuyễn thành bột mịn và loại bỏ trấu.
Đợi cơm bớt nóng thì tiến hành rắc đều men lên trên, sau đó trộn đều vào cơm.
Bước 4: Ủ men
Ủ cơm rượu được chia làm 2 giai đoạn đó là: ủ khô và ủ ướt.
– Ủ khô: Cho hỗn hợp cơm trộn men vào hũ thủy tinh lớn, đậy nắp lại. Sau 4-5 ngày bình cơm rượu sẽ lên men dậy nước và có mùi thơm.
Chú ý: Đặt bình cơm rượu vào nơi khô, thoáng. Có nhiệt độ từ 20-25 độ C để cơm rượu lên men tốt nhất.
– Ủ ướt: Khi hoàn tất giai đoạn ủ khô, bạn cho thêm nước vào bình cơm rượu theo tỉ lệ 10kg gạo với 15 lít nước. Đậy kín nắp lại, để vào nơi khô thoáng, sau 1-2 tuần tùy thuộc vào thời tiết. Cuối cùng, khi nếm cơm và nước thấy vị cay, nước trong là có thể đem đi chưng cất.
Bước 5: Chưng cất rượu
Bạn chuẩn bị nồi nấu rượu bằng điện để chưng cất rượu. Thiết bị này sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và đảm bảo được chất lượng rượu thành phẩm luôn thơm ngon, không bị khê cháy. Công thức nấu rượu gạo có thành công hay không phụ thuộc phần lớn vào bước này.
Quá trình chưng cất sẽ được thực hiện qua 3 giai đoạn:
– Chưng cất rượu lần 1: Lần đầu chưng cất ta sẽ thu được rượu gốc, loại rượu này có nồng độ cồn cao >55 độ C. Lượng andehyt trong rượu gốc cũng rất lớn nên rượu này chỉ có thể dùng làm rượu ngâm. Muốn đóng chai đem bán thì phải chưng cất tiếp.
– Chưng cất rượu lần 2: Tiếp tục chưng cất lần thứ 2 ta sẽ thu được rượu giữa. Loại rượu này có nồng độ cồn từ 35 đến 45 độ. Có thể dùng uống luôn được hoặc đem cất, trữ, bán ra thị trường.
– Chưng cất rượu lần 3: Lần này ta sẽ thu được rượu ngọn là loại rượu có nồng độ cồn thấp, vị hơi chua và không còn hương vị của rượu nữa. Đem rượu này pha chung với rượu gốc ta được rượu giữa và có thể uống hoặc đem đi bán.
Lưu ý trong quá trình nấu rượu gạo
– Khi gia men: Cần chú ý trộn men vào cơm theo tỉ lệ phù hợp, tốt nhất hãy trộn đúng theo tỉ lệ mà nhà sản xuất men hướng dẫn trên bao bì. Nếu các bạn cho quá ít thành phần men thì rượu sẽ không đủ để lên men và không ra được thành phẩm. Ngược lại nếu bạn cho quá nhiều men thì sẽ dẫn đến rượu thành phẩm có vị đắng, không được thơm ngon.
– Đối với nước: nếu nước ít thì sẽ làm cho rượu có vị ngọt dễ uống hơn. Nhưng đồng thời làm cho thời gian lên men dài hơn thông thường. Nếu cho nhiều nước quá thì sẽ làm cho rượu có vị trở nên bị chua. Các bạn nên sử dụng nguồn nước sạch tự nhiên là tốt nhất. Nếu sử dụng nước máy thì hãy bảo quản nó một ngày để các cặn chất lắng xuống đáy. Khi làm sẽ cho rượu có mùi thơm ngon hơn
Trên đây là công thức nấu rượu gạo chuẩn nhất mà NEWSUN sưu tầm được và chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng bài viết này sẽ giúp quý vị bổ sung thêm được nhiều kiến thức về nghề nấu rượu.
Đinh Văn Nam là chuyên gia kỹ thuật của Newsun. Là người có chuyên môn, đam mê tìm hiểu và phát triển các sản phẩm thiết bị chế biến thực phẩm.
Bài viết liên quan
Cách làm rượu gạo lứt thơm ngọt, đơn giản tại nhà
Rượu gạo lứt là một thức uống khá tốt cho sức khỏe nếu uống với liều lượng vừa phải, hơn … Đọc thêm » “Cách làm rượu gạo lứt thơm ngọt, đơn giản tại nhà”
Cách nấu rượu đậu xanh Bàu Đá – Đặc sản Bình Định
Rượu đậu xanh là một trong những đặc sản nổi tiếng của làng rượu Bàu Đá, tỉnh Bình Định. Sự … Đọc thêm » “Cách nấu rượu đậu xanh Bàu Đá – Đặc sản Bình Định”
Cách làm rượu nếp cẩm ngọt, ngon và công dụng của cơm rượu nếp cẩm
Rượu nếp cẩm, hay còn gọi là rượu nếp than, là một loại rượu truyền thống nổi tiếng với hương … Đọc thêm » “Cách làm rượu nếp cẩm ngọt, ngon và công dụng của cơm rượu nếp cẩm”
Bật mí quy trình nấu rượu gạo truyền thống đúng chuẩn hương vị
Nhắc đến rượu truyền thống người ta sẽ nghĩ ngay đến rượu gạo, một thức rượu thơm ngon, dễ uống … Đọc thêm » “Bật mí quy trình nấu rượu gạo truyền thống đúng chuẩn hương vị”
Sản xuất rượu quy mô hộ gia đình có cần mua máy lọc rượu không?
Phần đông những cơ sở sản xuất rượu ở Việt Nam đều có quy mô hộ gia đình. Lượng rượu … Đọc thêm » “Sản xuất rượu quy mô hộ gia đình có cần mua máy lọc rượu không?”
Cách chọn nồi nấu rượu phù hợp với quy mô và nhu cầu sử dụng
Nhiều hộ gia định, cơ sở sản xuất rượu gạo có nhu cầu mua nồi nấu rượu để phục vụ … Đọc thêm » “Cách chọn nồi nấu rượu phù hợp với quy mô và nhu cầu sử dụng”