Cách làm rượu gạo lứt thơm ngọt, đơn giản tại nhà

Rượu gạo lứt là một thức uống khá tốt cho sức khỏe nếu uống với liều lượng vừa phải, hơn nữa hương vị cay nồng nhẹ rất thơm ngon và dễ uống. Sau đây, NEWSUN sẽ bật mí cho bạn chi tiết cách làm rượu gạo lứt đúng chuẩn nhất. Mời bạn cùng theo dõi!

Cách làm rượu gạo lứt
Cách làm rượu gạo lứt

Rượu gạo lứt có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Được biết, gạo lứt là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng với hàm lượng cao các chất xơ, vitamin B, đạm, các khoáng chất sắt, canxi, magie,… hỗ trợ giảm cân, ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch, huyết áp, tiểu đường,…

Trong Đông y, cơm gạo lứt còn được xem là vị thuốc hiệu quả trị có khả năng cầm mồ hôi, ngừa và trị bệnh tả, kiết lị rất tốt.

Theo đó, khi đem nấu rượu, gạo lứt có thể giữ được toàn vẹn các dưỡng chất kể trên, tốt cho sức khỏe phụ nữ sau sinh, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý đường ruột và hỗ trợ giảm nồng độ cholesterol có hại cho cơ thể.

Nguyên liệu và cách làm rượu gạo lứt

Chuẩn bị nguyên liệu: 1kg gạo lứt nấu rượu, 1 lít rượu trắng 40 độ, 100gr men rượu (tương đương 2 bánh men).

Nguyên liệu nấu rượu gạo lứt
Nguyên liệu nấu rượu gạo lứt

Cách làm rượu gạo lứt:

Bước 1: Ngâm và nấu cơm gạo lứt nếp

  • Cho gạo lứt nếp vào thay, đãi nhẹ qua 1 nước cho bớt bụi bẩn rồi ngâm ngập nước khoảng 30-45 phút cho gạo nở mềm, khi nấu sẽ chín nhanh và đều. Lưu ý không bên vo gạo bởi sẽ làm mất đi lớp cám gạo và các thành phần dinh dưỡng trong vỏ cám.
  • Cho gạo vào nồi cơm điện, tủ nấu cơm công nghiệp hoặc nồi nấu rượu chuyên dụng căn chỉnh lượng nước phù hợp để nấu thành cơm. Gạo lứt nếp có độ cứng hơn các loại gạo thường nên thời gian chín sẽ lâu.

Bước 2: Làm sạch men rượu

  • Đây là một trong những khâu làm gạo lứt nấu rượu rất quan trọng. Bởi nếu làm không đúng cách sẽ khiến rượu bị đắng, cơm rượu ẩm mốc hoặc chất lượng không đạt yêu cầu như mong đợi.
  • Men rượu đem giã nát thành lớp bột mịn màng, tiếp sau đó loc lại qua rây để loại bỏ vỏ trấu và các tạp chất.

Bước 3: Phơi cơm gạo lứt và trộn cùng men rượu

  • Chuẩn bị một cái mâm phẳng hoặc mẹt lớn sạch sẽ, khô ráo. Cho cơm chín ra mâm, dàn đều thành 1 lớp mỏng cho cơm nhanh nguội và không bị vón cục.
  • Khi cơm nguội bớt, nhiệt độ ở mức ấm không nóng cũng không nguội (khoảng 35-40 độ C), bạn trộn đều cơm cùng 1/2 chỗ bột men rượu đã giã nhuyễn. Nếu trộn men vào cơm nóng sẽ làm chết men, và ngược lại, trộn men lúc cơm quá nguội sẽ làm hỏng quá trình lên men rượu.

Bước 4: Ngâm và ủ cơm rượu gạo lứt

  • Cho hỗn hợp cơm gạo lứt và men rượu vào 1 lọ thuỷ tinh hoặc bình sứ, rắc thêm chỗ men rượu còn lại lên trên. Sau đó dùng lá chuối bọc kín miệng lọ lại và vặn chặt nắp bên trên.
  • Đặt lọ thuỷ tinh ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp và không khí có độ ẩm cao. Nhiệt độ khoảng từ 20-25 độ C.
  • Cơm rượu sẽ lên men sau khoảng 2-4 ngày, để càng lâu rượu càng ngọt, nồng độ cao và đậm vị.
  • Kiểm tra nếu thấy cơm gạo lứt lên men, đổ thêm 1 lít rượu nếp trắng vào tiếp tục ngâm khoảng 2-3 tuần nữa là thu được thành phẩm cuối cùng.

Xem thêm: Cách nấu rượu đậu xanh Bàu Đá – Đặc sản Bình Định

Cơm rượu gạo lứt
Cơm rượu gạo lứt

Hy vọng rằng với cách làm rượu gạo lứt đơn giản trên đây sẽ giúp bạn tự làm được tại nhà. Nếu bạn đang dự định sản xuất kinh doanh rượu, hãy tham khảo thêm các thiết bị hiện đại như nồi nấu rượu bằng điện, máy lọc rượu khử độc tố, tháp chưng cất rượu, máy lão hóa rượu, máy chiết rót,… để hỗ trợ công việc sản xuất hiệu quả hơn. Hãy liên hệ ngay đến hotline NEWSUN để được tư vấn chi tiết nhất nhé!

Bài viết liên quan

Cách nấu rượu đậu xanh Bàu Đá – Đặc sản Bình Định

Rượu đậu xanh là một trong những đặc sản nổi tiếng của làng rượu Bàu Đá, tỉnh Bình Định. Sự … Đọc thêm » “Cách nấu rượu đậu xanh Bàu Đá – Đặc sản Bình Định”

Xem thêm

Bật mí quy trình nấu rượu gạo truyền thống đúng chuẩn hương vị

Nhắc đến rượu truyền thống người ta sẽ nghĩ ngay đến rượu gạo, một thức rượu thơm ngon, dễ uống … Đọc thêm » “Bật mí quy trình nấu rượu gạo truyền thống đúng chuẩn hương vị”

Xem thêm

Nên sử dụng nồi nấu rượu lõi đồng hay nồi inox?

Nồi nấu rượu là sản phẩm được bán rất nhiều bởi dân ta vẫn có nhiều hộ gia đình kinh … Đọc thêm » “Nên sử dụng nồi nấu rượu lõi đồng hay nồi inox?”

Xem thêm

Lên Mẫu Sơn thưởng thức rượu làng nghề ngon nổi danh

Rượu Mẫu Sơn trong vắt như nước suối, thơm ngon, uống dịu, vị đậm đà nhưng lại không quá cay … Đọc thêm » “Lên Mẫu Sơn thưởng thức rượu làng nghề ngon nổi danh”

Xem thêm