Hạ thổ rượu là gì? Vì sao phải hạ thổ rượu?
Dù cho bạn là người đam mê tửu lượng hay không am hiểu nhiều về thức uống này thì chắc hẳn đều đã từng nghe đến cái tên “hạ thổ rượu”. Vậy thực ra hạ thổ rượu là gì và vì sao người ta phải hạ thổ rượu? Hôm nay, các bạn hãy cùng nồi nấu rượu đa năng NEWSUN thương hiệu uy tín chuyên cung ứng nồi nấu rượu số 1 hiện nay, bàn luận về vấn đề này trong nội dung bài viết dưới đây nhé.
Những chum rượu lớn để chuẩn bị hạ thổ
Xem thêm thông tin: Tác hại khôn lường khi pha rượu với nước tăng lực để uống
Hạ thổ rượu là gì?
Nội dung
Hạ thổ rượu là một phương pháp bảo quản rượu từ rất lâu đời của người phương Đông. Sau khi chưng cất bằng nồi nấu rượu, người ta đem cả chum rượu chôn cất dưới lòng đất (hoặc có thể chôn trong môi trường cát, bể nước, giếng nước, hầm chứa,…) trong một khoảng thời gian nhất định.
Thời gian hạ thổ rượu tùy theo loại rượu và mục đích của người nấu rượu, nhưng thông thường là tối thiểu từ 3 tháng trở lên. Theo quan niệm của những người sành về rượu, hạ thổ rượu càng lâu thì càng thơm ngon.
Vì sao phải hạ thổ rượu?
Có rất nhiều lý do khiến người ta muốn hạ thổ rượu trước khi sử dụng, trong đó phải kể đến:
Hạn chế phân hủy chất hữu cơ trong rượu
Hạ thổ rượu để giảm độc tố trong rượu
Trong lòng đất là môi trường hiếm khí, lượng oxi bị giảm đến mức tối thiểu sẽ làm chậm hoặc triệt tiêu quá trình phát triển của vi khuẩn. Vì vậy khi chôn rượu xuống lòng đất sẽ hạn chế lượng vi khuẩn sinh sôi làm phân hủy các chất hữu cơ có trong rượu.
Ổn định nhiệt độ
Nhiệt độ môi trường là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của rượu. Đặc biệt là với thời tiết thất thường tại Việt Nam, việc ngâm ủ rượu sẽ không đạt được tiêu chuẩn tốt nhất trong môi trường tự nhiên.
Biện pháp tối ưu nhất chính là hạ thổ rượu, rượu được chôn sâu dưới lòng đất có thể hấp thu nguồn địa nhiệt, cũng như ổn định nhiệt độ, không làm nhiệt độ thay đổi đột ngột như khi ngâm ủ trên mặt đất.
Giảm lượng độc tố Andehit có trong rượu
Các giả thuyết đã được chứng minh là khi rượu được hạ thổ lâu năm (trên 1 năm) sẽ cho ra thành phẩm rượu có chất lượng ngon hơn, loại bỏ được các loại độc tố (chủ yếu là andehit). Bằng chứng là khi so sánh với các loại rượu không hạ thổ, rượu hạ thổ uống vào êm hơn, ít gây đau đầu hay choáng váng.
Mặc dù tốn nhiều thời gian và công sức nhưng quả thực hạ thổ rượu là một việc nên làm, nhất là đối với những người đam mê tửu lượng, luôn mong muốn được thưởng thức một loại rượu thơm ngon, chất lượng nhất.
Cách hạ thổ rượu cho ra loại rượu thơm ngon, bổ dưỡng
Rượu sau khi chưng cất sẽ tiến hành xử lý qua máy lọc rượu để loại bỏ một số tạp chất, chất độc hại, sau đó mới cho vào chum sành và đem đi hạ thổ. Bạn có thể chọn một trong các cách hạ thổ sau đây:
Hạ thổ dưới đất thường
Đào một cái hố có độ sâu tới miệng chum sành đựng rượu, sau đó đặt 2 viên gạch dưới hố, đặt chum vào và lấp đất lại. Lưu ý: Chum đựng rượu phải được bịt kín miệng bằng túi nilong hoặc giấy bạc để đảm bảo không khí & bụi bẩn không lọt vào bên trong.
Hạ thổ trong cát
Hạ thổ rượu trong cát
Áp dụng cho các cơ sở sản xuất rượu lớn và tiến hành tương tự như cách hạ thổ rượu dưới lòng đất.
Hạ thổ dưới bể nước
Bạn cần chuẩn bị một bể nước, sau đó cho chum rượu đã bịt kín miệng vào bể, tiến hành bơm nước vào bể ngập chum rượu sao cho nước cách miệng chum 1 gang tay. Ở nhiều nơi người ta còn hạ thổ rượu xuống giếng vì giếng có độ sâu đảm bảo về ánh sáng và nhiệt độ trong quá trình hạ thổ.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về hạ thổ rượu. Dù hạ thổ rượu theo phương pháp nào thì các bạn cũng cần chuẩn bị tốt dụng cụ cũng như nguyên liệu ngâm ủ chất lượng.
Bạn đọc có nhu cầu cần tư vấn chọn mua thiết bị chưng cất rượu, nồi nấu rượu bằng củi 100 kg/mẻ thì hãy liên hệ với NEWSUN ngay nhé!
NEWSUN rất hân hạnh được phục vụ quý khách!
Đinh Văn Nam là chuyên gia kỹ thuật của Newsun. Là người có chuyên môn, đam mê tìm hiểu và phát triển các sản phẩm thiết bị chế biến thực phẩm.
Bài viết liên quan
Cách làm rượu gạo lứt thơm ngọt, đơn giản tại nhà
Rượu gạo lứt là một thức uống khá tốt cho sức khỏe nếu uống với liều lượng vừa phải, hơn … Đọc thêm » “Cách làm rượu gạo lứt thơm ngọt, đơn giản tại nhà”
Cách nấu rượu đậu xanh Bàu Đá – Đặc sản Bình Định
Rượu đậu xanh là một trong những đặc sản nổi tiếng của làng rượu Bàu Đá, tỉnh Bình Định. Sự … Đọc thêm » “Cách nấu rượu đậu xanh Bàu Đá – Đặc sản Bình Định”
Cách làm rượu nếp cẩm ngọt, ngon và công dụng của cơm rượu nếp cẩm
Rượu nếp cẩm, hay còn gọi là rượu nếp than, là một loại rượu truyền thống nổi tiếng với hương … Đọc thêm » “Cách làm rượu nếp cẩm ngọt, ngon và công dụng của cơm rượu nếp cẩm”
Bật mí quy trình nấu rượu gạo truyền thống đúng chuẩn hương vị
Nhắc đến rượu truyền thống người ta sẽ nghĩ ngay đến rượu gạo, một thức rượu thơm ngon, dễ uống … Đọc thêm » “Bật mí quy trình nấu rượu gạo truyền thống đúng chuẩn hương vị”
Sản xuất rượu quy mô hộ gia đình có cần mua máy lọc rượu không?
Phần đông những cơ sở sản xuất rượu ở Việt Nam đều có quy mô hộ gia đình. Lượng rượu … Đọc thêm » “Sản xuất rượu quy mô hộ gia đình có cần mua máy lọc rượu không?”
Cách chọn nồi nấu rượu phù hợp với quy mô và nhu cầu sử dụng
Nhiều hộ gia định, cơ sở sản xuất rượu gạo có nhu cầu mua nồi nấu rượu để phục vụ … Đọc thêm » “Cách chọn nồi nấu rượu phù hợp với quy mô và nhu cầu sử dụng”