Phân biệt rượu nấu từ men Trung Quốc chỉ bằng một số mẹo đơn giản

Hiện nay, vấn đề rượu độc hại nấu từ men Trung Quốc đang xuất hiện tràn lan gây nhức nhối trên thị trường, bởi điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Vì vậy, bài viết sau nồi nấu rượu bằng điện NEWSUN sẽ chia sẻ cho các bạn một số mẹo nhỏ để phát hiện rượu nấu từ men trung quốc chính xác và kịp thời nhất.

Phân biệt rượu nấu từ men Trung Quốc chỉ bằng một số mẹo đơn giản
Phân biệt rượu nấu từ men Trung Quốc chỉ bằng một số mẹo đơn giản

Rượu nấu từ men Trung Quốc độc hại như thế nào?

Trước đây, để nấu ra những lít rượu thơm ngon, chất lượng, người nấu rượu phải thực hiện rất nhiều công đoạn khác nhau bao gồm: nấu cơm, phơi cơm cho nguội, trộn men, ủ men khô, ủ men ướt và cho vào nồi nấu rượu để chưng cất. Mỗi ngày chỉ nấu được tối đa 2 nồi.

Nhưng giờ với men Trung Quốc (men tàu) nên giảm bớt được 2/3 công đoạn, chỉ sau 3 ngày là đã có rượu thành phẩm. Thời gian và chi phí giảm xuống đột ngột như vậy cũng đủ phản ánh loại rượu này độc hại như thế nào đối với sức khỏe con người.

Rượu nấu từ men tàu có hàm lượng lipit thực vật cao, khi đi vào cơ thể lâu ngày sẽ dẫn đến triệu chứng mỡ trong máu, gây ra các cơn đột quỵ, tai biến mạch máu não,…. Chưa kể, loại rượu này còn chứa lượng độc tố Andehyt, metanol,…. cao hơn gấp nhiều lần so với rượu thông thường nên người uống vào sẽ nhanh chóng bị phá vỡ gan, thận, tim mạch,….

Hiện tại rượu sản xuất từ men tàu trên thị trường Việt Nam xuất hiện tràn lan rất khó kiểm soát, đây là vấn nạn có nguy cơ hủy hoại sức khỏe người tiêu dùng mà mỗi người chúng ta cần biết cách nhận biết để tránh mua phải loại rượu này.

Men rượu Trung Quốc
Men rượu Trung Quốc

Xem thêm chi tiết: Khám phá quy trình nấu rượu gạo quê Hải Hậu

3 mẹo nhận biết rượu nấu từ men Trung Quốc

Các mẹo sau đây sẽ giúp bạn phân biệt được rượu gạo truyền thống và rượu nấu từ men Trung Quốc độc hại một cách nhanh chóng & chính xác nhất.

Nhận biết bằng cách quan sát

Đợi đến khi trời tối, bạn hãy mang chai rượu hoặc hũ rượu đến gần bóng đèn trắng rồi quan sát. Nếu thấy một lớp váng dầu nổi lên trên bề mặt, khi lấy que gạt lớp đó đi thì vẫn tiếp tục có một lớp khác nổi lên thì đây chính là loại rượu nấu từ men Trung Quốc.

Nếu là rượu chuẩn trông sẽ trong suốt, lắc nhẹ thấy sủi tăm bám vào thành chai.

Nhận biết bằng tay

Đổ một ít rượu vào tay rồi xát hai bàn tay lại với nhau đến khi nóng lên. Rượu pha men tàu sẽ nhanh chóng bốc hơi và có mùi hắc, một lúc sau không thấy mùi nữa. Còn rượu thật khi mở ra sẽ có mùi thơm nồng, đổ rượu ra tay bốc hơi chậm và lưu giữ hương thơm rất lâu.

Nhận biết bằng mùi vị khi mới ra lò

Rượu nấu bằng men ta khi vừa ra lò sẽ có mùi hơi chua chua, sau một thời gian sẽ bay hết. Còn rượu nấu bằng men Trung Quốc khi mới ra lò sẽ không có mùi gì cả.

Trên đây là các mẹo nhận biết rượu nấu từ men Trung Quốc độc hại đơn giản nhất. Để mua được loại rượu chất lượng, tối nhất bạn hãy tìm mua rượu ở những cơ sở cung cấp rượu uy tín, có thương hiệu trên thị trường, không nên mua rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ bày bán tràn lan ngoài chợ.

Nếu bạn đang muốn đầu tư các thiết bị chưng cất rượu hiện đại, hãy liên hệ ngay với nồi nấu rượu inox 50 kg/mẻ NEWSUN nhé!

Nguồn: Điện máy NEWSUN

Bài viết liên quan

Cách làm rượu gạo lứt thơm ngọt, đơn giản tại nhà

Rượu gạo lứt là một thức uống khá tốt cho sức khỏe nếu uống với liều lượng vừa phải, hơn … Đọc thêm » “Cách làm rượu gạo lứt thơm ngọt, đơn giản tại nhà”

Xem thêm

Cách nấu rượu đậu xanh Bàu Đá – Đặc sản Bình Định

Rượu đậu xanh là một trong những đặc sản nổi tiếng của làng rượu Bàu Đá, tỉnh Bình Định. Sự … Đọc thêm » “Cách nấu rượu đậu xanh Bàu Đá – Đặc sản Bình Định”

Xem thêm

Bật mí quy trình nấu rượu gạo truyền thống đúng chuẩn hương vị

Nhắc đến rượu truyền thống người ta sẽ nghĩ ngay đến rượu gạo, một thức rượu thơm ngon, dễ uống … Đọc thêm » “Bật mí quy trình nấu rượu gạo truyền thống đúng chuẩn hương vị”

Xem thêm

Nên sử dụng nồi nấu rượu lõi đồng hay nồi inox?

Nồi nấu rượu là sản phẩm được bán rất nhiều bởi dân ta vẫn có nhiều hộ gia đình kinh … Đọc thêm » “Nên sử dụng nồi nấu rượu lõi đồng hay nồi inox?”

Xem thêm