Rượu Sake – Xứng danh quốc tửu xứ sở hoa anh đào
Nhắc tới Nhật Bản, người ta không chỉ liên tưởng đến hoa anh đào. Mà còn nghĩ ngay đến rượu Sake – một thức uống nổi tiếng được coi là quốc tửu của đất nước này. Kỹ thuật nấu rượu Sake được coi là độc nhất vô nhị trên thế giới. Không một quốc gia nào có thể bắt chước được. Hôm nay, bạn đọc hãy cùng nồi nấu rượu bằng điện NEWSUN tìm hiểu về về rượu độc đáo này nhé!
Giới thiệu về rượu Sake
Nội dung
Là loại rượu được pha chế theo gu riêng của người Nhật bởi bàn tay tài hoa của những bậc thầy về chưng cất rượu.
Kỹ thuật nấu rượu sake được coi là duy nhất trên thế giới. Tại Nhật Bản có hai loại gạo: gạo thường dùng để nấu ăn và gạo Sakamai (hạt lớn hơn và mềm hơn, chỉ được trồng ở một số vùng nhất định, với kỹ thuật canh tác phức tạp hơn) dùng để nấu rượu Sake.
Gạo được xay thành gạo hạt trắng. Nấu thành cơm và trải qua 2 quá trình cùng lúc: gạo biến thành đường nhờ hoạt động của các vi sinh vật koji (men Koji) và đường lên men thành rượu nhờ tác động của loại men thiên nhiên.
Quá trình sản xuất rượu Sake diễn ra hết sức nghiêm ngặt. Kể từ khâu chọn gạo đến khâu ủ rượu đã mất từ 6 đến 12 tuần. Tuy nhiên khi được thưởng thức thành quả thì bất kỳ ai cũng không khỏi “trầm trồ” mà thốt lên “Sake quả thực xứng danh là quốc tửu của xứ sở hoa anh đào”.
Xem thêm chi tiết: Nồi nấu rượu bằng điện NEWSUN – Sự lựa chọn không thể bỏ qua
Quy trình sản xuất rượu Sake của người Nhật
Quy trình nấu rượu Sake cũng có những bước đầu tương tự như cách nấu rượu gạo Việt Nam. Chỉ khác là rượu Sake không qua chưng cất, không cần dùng đến nồi nấu rượu mà sẽ trải qua 2 quá trình quan trọng nhất: lên men và ủ rượu.
Quy trình xay xát gạo
Sau khi lựa chọn được những hạt gạo chất lượng nhất. Người ta sẽ mang gạo đi xay cho đến khi chỉ còn lại chủ yếu là tinh bột. Quá trình này mất khoảng 2-3 ngày.
Vì hạt gạo thô chứa rất nhiều protein, chất béo và các tạp chất khác làm giảm mùi thơm và màu sắc rượu nên để tránh điều đó. Gạo được xát đi từ 30% đến 65%. Tỉ lệ xay gạo rất quan trọng, nó quyết định đến độ ngon của rượu Sake.
Nấu gạo thành cơm
Sau khi xay xong, người ta sẽ đem gạo đi rửa, ngâm theo thời gian quy định và nấu thành cơm. Quá trình này cũng cần đến 1 ngày để đảm bảo sự hoàn hảo tuyệt đối của nguyên liệu.
Lên men rượu bằng men Koji
Đây là quy trình quan trọng nhất trong công đoạn làm rượu sake. Đầu tiên, người thợ sẽ rắc men Koji lên cơm và để trong khoảng 48 giờ (2 ngày). Tinh bột bị phân hủy và biến thành đường. Lên men cơm bắt buộc phải thực hiện trong một căn phòng có nhiệt độ cao và độ ẩm thích hợp gọi là Koji Muro. Tình trạng nấm men và nhiệt độ được kiểm soát, điều chỉnh 3 – 4 giờ một lần nhằm đảm bảo cho chất lượng, mùi vị của Sake.
Công đoạn trộn (Moto)
Trộn Koji, nấm men, cơm và nước cùng với nhau. Đường sẽ biến thành rượu bằng men và thời gian men kéo dài thêm nhanh nhất cũng phải mất đến 4 tuần.
Thêm nguyên liệu ( Moromi)
Thêm lượng Koji, cơm trắng và nước vào kế tiếp ngay sau công đoạn trộn (Moto) liên tiếp trong 4 ngày. Quá trình lên men sẽ kéo dài khoảng hơn 1 tháng.
Ép rượu
Kết thúc quá trình lên men. Rượu được nén ép và được chia thành Seishu (rượu trắng trong tinh khiết không có cặn) và Sakekasu (rượu có cặn trắng).
Ủ rượu sake
Trước khi mang ủ, sake được tiệt trùng 1 lần bằng một quy trình gọi là Hiire để diệt vi khuẩn, nấm men và các yếu tố không cần thiết. Rồi được thả vào bể để ủ.
Khi hoàn thành những quy trình trên, nhà sản xuất sẽ tiến hành nếm thử, đóng chai. Sau đó những chai rượu Sake cao cấp thơm ngon được xuất xưởng tới tay người tiêu dùng.
Tìm hiểu thông tin: Dịch vụ bảo hành và sửa chữa nồi nấu rượu NEWSUN
Như vậy, để làm ra những chai rượu Sake ngon hảo hạng. Những người thợ làm rượu phải thực hiện rất nhiều công đoạn một cách thật cẩn thận & tỉ mỉ. Quá trình làm rượu Sake cũng phức tạp không kém gì so với cách làm rượu gạo truyền thống của Việt Nam. Chính vì vậy, rượu Sake đã trở thành thức uống có thương hiệu, mang đậm bản chất người dân xứ sở hoa anh đào.
Nguồn: Điện máy NEWSUN
Đinh Văn Nam là chuyên gia kỹ thuật của Newsun. Là người có chuyên môn, đam mê tìm hiểu và phát triển các sản phẩm thiết bị chế biến thực phẩm.
Bài viết liên quan
Cách làm rượu gạo lứt thơm ngọt, đơn giản tại nhà
Rượu gạo lứt là một thức uống khá tốt cho sức khỏe nếu uống với liều lượng vừa phải, hơn … Đọc thêm » “Cách làm rượu gạo lứt thơm ngọt, đơn giản tại nhà”
Cách nấu rượu đậu xanh Bàu Đá – Đặc sản Bình Định
Rượu đậu xanh là một trong những đặc sản nổi tiếng của làng rượu Bàu Đá, tỉnh Bình Định. Sự … Đọc thêm » “Cách nấu rượu đậu xanh Bàu Đá – Đặc sản Bình Định”
Cách làm rượu nếp cẩm ngọt, ngon và công dụng của cơm rượu nếp cẩm
Rượu nếp cẩm, hay còn gọi là rượu nếp than, là một loại rượu truyền thống nổi tiếng với hương … Đọc thêm » “Cách làm rượu nếp cẩm ngọt, ngon và công dụng của cơm rượu nếp cẩm”
Bật mí quy trình nấu rượu gạo truyền thống đúng chuẩn hương vị
Nhắc đến rượu truyền thống người ta sẽ nghĩ ngay đến rượu gạo, một thức rượu thơm ngon, dễ uống … Đọc thêm » “Bật mí quy trình nấu rượu gạo truyền thống đúng chuẩn hương vị”
Sản xuất rượu quy mô hộ gia đình có cần mua máy lọc rượu không?
Phần đông những cơ sở sản xuất rượu ở Việt Nam đều có quy mô hộ gia đình. Lượng rượu … Đọc thêm » “Sản xuất rượu quy mô hộ gia đình có cần mua máy lọc rượu không?”
Cách chọn nồi nấu rượu phù hợp với quy mô và nhu cầu sử dụng
Nhiều hộ gia định, cơ sở sản xuất rượu gạo có nhu cầu mua nồi nấu rượu để phục vụ … Đọc thêm » “Cách chọn nồi nấu rượu phù hợp với quy mô và nhu cầu sử dụng”