Top 4 loại rượu đặc sản nổi tiếng ở miền Nam Bộ Việt Nam
Ở tin bài trước, NEWSUN đã giới thiệu đến bạn đọc nồi nấu rượu và các loại rượu đặc sản ở các tỉnh phía bắc Việt Nam. Vậy còn các tỉnh phía nam thì có loại rượu nổi tiếng nào? Bài viết sau đây sẽ tổng hợp 4 loại rượu đặc sản nổi tiếng ở miền Nam Bộ mà chúng ta nên thử ít nhất một lần trong đời.
Rượu Bàu Đá – Bình Định
Nội dung
Rượu Bàu Đá hay còn gọi là Bầu Đá là một loại rượu nổi tiếng của tỉnh Bình Định. Sở dĩ rượu có cái tên đặc biệt này là do tương truyền từ nhiều thế kỷ trước, những người dân nghèo ở gò Cù Lâm, thôn Bàu Đá, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định đã sử dụng nguồn nước ngầm rỉ ra từ bàu đá trong làng để chưng cất rượu.
Không ngờ rằng chính bàu nước này đã tạo ra những mẻ rượu thơm ngon đặc trưng và nếu uống điều độ, khoa học thì rượu còn giúp cơ thể thoải mái, dễ chịu, chữa trị được một số căn bệnh thường gặp như: đau lưng, nhức mỏi xương khớp, tiêu hóa kém,….
Bên cạnh nguồn nước ngầm đặc biệt, để có một lít rượu Bàu Đá ngon còn đòi hỏi công đoạn nấu rất công phu: rượu được nấu bằng gạo lứt, nấu một mẻ 5 kg gạo (lấy được 3,5 – 4 lít rượu) phải mất 6 giờ. Dụng cụ dùng để nấu là chiếc nồi nấu rượu bằng sành, ống tre nên có hương vị đặc trưng. Khi chưng cất phải canh chừng ngọn lửa liu riu, không được để lửa cháy quá to mới thu được những giọt rượu tinh chất nhất.
Tìm hiểu: Mách bạn cách ngâm rượu hoa atiso đỏ thơm ngon bổ dưỡng
Rượu có nồng độ rất cao, hơn 50 độ. Từ đó, rượu Bàu Ðá đã trở thành một thứ “ngự tửu” chỉ được dùng để tiến vua.
Rượu cần Ê Đê Ban Mê – Đắc Lắc
Đây là một loại rượu nổi tiếng mang đặc trưng văn hóa của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Trong các mùa lễ hội, không thể thiếu đi không khí đốt lửa trại và mọi người cùng nhau quây quần bên vò rượu cần để chung vui, cuộc vui trở nên thật độc đáo và đầy ý nghĩa.
Rượu cần được làm từ nếp cẩm hoặc nếp thái nấu thành xôi và men rượu đặc biệt. Loại men này được làm từ rất nhiều thảo dược và lá rừng trộn chung với bột gạo.
Khi nấu xôi chín, họ đem dỡ ra một cái nia lớn, để nguội rồi mới trộn với men và cho hỗn hợp vào trong một chiếc ché. Họ xếp nguyên liệu vào trong ché theo nguyên tắc: cứ một lớp nguyên liệu là một lớp trấu. Sau cùng, mới bịt miệng ché lại bằng lá chuối khô rồi ủ sau 3 ngày là có thể đem ra dùng được. Rượu cần ủ càng lâu sẽ càng có hương vị thơm ngon, đậm đà hơn.
Rượu cần ngon là loại rượu có màu vàng như mật ong, sờ vào hơi dính, mùi thơm ngây ngất, cay nồng, có vị ngọt đặc trưng.
Rượu Gò Đen – Long An
Rượu đế Gò Đen, hay còn gọi là Đế Gò Đen, là loại rượu nổi tiếng của Việt Nam được nấu từ gạo, hoặc nếp mỡ, nếp than, theo phương pháp cổ truyền, sản xuất ở Gò Đen, Bến Lức, tỉnh Long An.
Rượu được nấu từ gạo, hoặc nếp mỡ, nếp than trộn chung với men rượu rồi sau đó mang đi ủ trong khoảng thời gian nhất định.
Rượu có nồng độ rất cao lên đến 50 độ nhưng khi uống lại ngọt dịu, hơi chát nơi đầu lưỡi và có mùi thơm rất dễ chịu.
Hiện nay, rượu đế gò đen được người dân Gò Đen, Long Hiệp, Mỹ Yên… nấu bán cho người dân lẫn du khách thập phương.
Rượu Phú Lễ – Bến Tre
Rượu Phú Lễ là một loại rượu nổi tiếng của tỉnh Bến Tre. Cùng với rượu Xuân Thạnh, rượu Gò Đen,…. đều là các danh tửu nức tiếng của Nam Bộ. Nổi danh không chỉ là một đặc sản miền Tây nói riêng mà còn cả toàn quốc nói chung, loại rượu này rất được du khách trong và ngoài nước ưa chuộng để thưởng thức và mua về khi đặt chân đến xứ dừa này bởi thứ rượu Phú Lễ này nồng đậm, thơm ngon, nặng ”đô” nhưng không gây nhức đầu.
Rượu Phú lễ có hương vị đặc biệt ngờ men, nước giếng làng và nếp trồng trên chính vùng đất này và đặc biệt là nhờ ủ rượu trong những cái tỉn đã có hàng trăm năm.
Hiện nay Rượu Phú Lễ được người dân phát triển mạnh mẽ, đặc biệt ở các xã Phú Lễ, Phú Ngãi, Bảo Thạnh, Bảo Thuận, họ còn kết hợp rượu Phú Lễ với dừa Bến Tre tạo ra rượu dừa, rượu nước dừa rất thơm ngon, hấp dẫn.
Trên đây là top những loại rượu nổi tiếng ở các tỉnh thành phía Nam Việt Nam. Nếu được đặt chân đến những vùng đất trên thì bạn đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức những thứ rượu đặc biệt và nếu có thể hãy mua về làm quà tặng cho người thân & bạn bè, đây chắc chắn là món quà chất lượng và đầy ý nghĩa.
NEWSUN đã có cơ hội cung cấp bộ thiết bị nấu rượu như: tủ nấu cơm, nồi nấu rượu bằng củi 20 kg/mẻ, máy lọc rượu,…. cho các cơ sở sản xuất những danh tửu nổi tiếng trên. Bạn đọc có nhu cầu mua các thiết bị này hãy liên hệ ngay với NEWSUN chi nhánh gần nhất để được tư vấn chi tiết.
Bài viết liên quan
Bật mí quy trình nấu rượu gạo truyền thống đúng chuẩn hương vị
Nhắc đến rượu truyền thống người ta sẽ nghĩ ngay đến rượu gạo, một thức rượu thơm ngon, dễ uống và được sử dụng phổ biến từ tiệc tùng, giỗ đám, các cuộc vui họp và ngay cả việc cúng bái tổ tiên trịnh trọng. Trong bài viết này, nồi điện nấu rượu NEWSUN sẽ bật […]
Cách chọn nồi nấu rượu phù hợp với quy mô và nhu cầu sử dụng
Nhiều hộ gia định, cơ sở sản xuất rượu gạo có nhu cầu mua nồi nấu rượu để phục vụ kinh doanh nhưng lại phân vân không biết làm sao để chọn nồi phù hợp. Bài viết này, nồi nấu rượu NEWSUN chỉ cho bạn cách chọn nồi nấu rượu phù hợp với quy mô […]
Dây chuyền sản xuất rượu cơ bản cho cơ sở và hộ kinh doanh nhỏ
Nấu rượu là một trong những là khá lâu đời tại Việt Nam. Đại đa số đều là kinh doanh nhỏ. Các thiết bị nấu rượu được sử dụng cũng không quá hiện đại, quy trình nấu thường sẽ được nấu thủ công nên khá vất vả. Hiểu được điều này, NEWSUN đã cung cấp […]
Nên sử dụng nồi nấu rượu lõi đồng hay nồi inox?
Nồi nấu rượu là sản phẩm được bán rất nhiều bởi dân ta vẫn có nhiều hộ gia đình kinh doanh rượu. Nồi nấu rượu hiện đại cũng có rất nhiều dòng, phổ biến nhất là nồi nấu rượu inox và nồi nấu rượu đồng/lõi đồng. Một số hộ khi muốn chuyển đổi phương pháp nấu […]
Lên Mẫu Sơn thưởng thức rượu làng nghề ngon nổi danh
Rượu Mẫu Sơn trong vắt như nước suối, thơm ngon, uống dịu, vị đậm đà nhưng lại không quá cay nồng cũng không quá nhạt. Rượu mang hương vị đặc trưng, thơm dịu của rễ và lá cây thuốc miền núi Lạng Sơn, mà chỉ cần thử qua một lần là hương vị sẽ còn […]
Nghề nấu rượu truyền thống – Nét văn hóa còn sót lại của người Việt
Người xưa có câu “Uống rượu, đó cũng là học vấn, chẳng phải chuyện ăn nhậu”. Trong văn hóa của người Á Đông nói riêng và người Việt nói chung, rượu chính là thứ đặc sản không thể thiếu và cũng là hồn vị của những làng nghề truyền thống. Nấu rượu không chỉ là […]