Hé lộ bí quyết nấu rượu thóc thơm ngon ngất ngây của người H’Mông
Rượu thóc là một loại rượu đặc sản của bà con người H’Mông trên vùng núi Tây Bắc làm ra. Rượu có nồng độ rất cao, hương vị thơm ngon, uống vào gắt cổ nhưng sau lại rất êm và nếu có lỡ uống quá chén thì cũng không bị đau đầu hay mệt mỏi. Vậy làm sao để cho ra được loại thức uống đặc biệt này? Cách nấu rượu thóc đúng chuẩn của người H’Mông như thế nào? Các bạn hãy cùng nồi nấu rượu bằng điện NEWSUN tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.
Xem thêm chi tiết: Cách nấu rượu gạo truyền thống theo phong cách hiện đại
Hướng dẫn cách nấu rượu thóc thơm ngon ngất ngây của người H’Mông
Nội dung
Để có được thứ rượu uống đặc biệt này, người H’Mông có cách nấu mà ít ai biết được. Không chỉ được nấu bằng công thức bí truyền mà ngay cả dụng cụ nấu cũng rất khác biệt.
Dụng cụ nấu rượu thóc
Nếu nấu rượu thông thường ta chỉ cần đến một chiếc nồi nấu rượu thủ công hoặc nồi nấu rượu bằng điện thì nấu rượu thóc, người nấu rượu cần chuẩn bị rất nhiều thứ:
– Bếp lò tự đắp bằng đất nung.
– 2 chiếc chảo gang kích cỡ to: 1 chảo để đun bên dưới, 1 chảo để ngưng tụ bên trên.
– Thùng đun cách thủy được làm bằng lõi của các cây gỗ lớn, khoét rỗng bên trong, đường kính khoảng 60-70cm, chiều cao khoảng 1m.
– Ống dẫn rượu làm bằng gỗ như máng thuyền.
Lựa chọn nguyên liệu nấu rượu thóc
– Thóc nấu rượu: Là loại thóc do người H’Mông tự trồng trên những thửa ruộng bậc thang. Những hạt thóc được chọn phải là loại chín vàng, to tròn, chắc mẩy.
– Men nấu rượu: Được làm bằng các loại thảo dược quý có trong rừng. Người H’Mông chỉ lấy lá làm men vào 2 ngày đó là ngày Tết Thanh Minh và ngày Cốc Vũ bởi họ quan niệm rằng trong 2 ngày này lá làm men có nhiều dưỡng chất nhất, khi chế biến sẽ cho ra loại men nấu rượu ngon nhất.
Quy trình nấu rượu thóc
– Lúa sau khi được gặt về, tuốt ra lấy hạt thóc. Tiếp đó loại bỏ hạt lép, chỉ lấy lại những hạt chín vàng, chắc mẩy.
– Cho thóc vào một cái rổ lớn, rửa sạch sẽ với nước rồi mang thóc đi luộc. Khi luộc cần chú ý đến ngọn lửa, nồi thóc bắt đều sôi thì bạn đun nhỏ lửa âm ỉ, dùng đũa cả lớn đảo thóc liên tục cho chín đều, tránh tình trạng chỗ nát, chỗ sượng hoặc lửa quá to làm khê cháy thóc.
– Khi thóc chín, đổ thóc ra nia, dàn mỏng ra cho thóc nhanh nguội. Trong quá trình chờ thóc nguội thì đem men rượu đi giã thành bột mịn.
– Khi thóc nguội thì rắc men đều vào thóc, đảo cho men ngấm đều vào thóc, sau đó bỏ hỗn hợp vào chum ủ. Thời gian ủ thóc trong khoảng 15-30 ngày. Theo kinh nghiệm của những nghệ nhân nấu rượu thóc thì thời gian ủ càng lâu sẽ cho chất lượng rượu càng thơm ngon.
– Chưng cất rượu: Sau khi thóc ủ đã ngấu thì tiến hành lấy thóc ra cho vào chõ để chưng cất.
Nước dùng để nấu rượu thóc là nước trong khe núi hoặc nước được khoan sâu dưới lòng đất, đây là nguồn nước rất tinh khiết sẽ cho hương vị rượu thơm ngon nhất.
Phía trên chõ, ta đặt 1 cái chảo đựng đầy nước lạnh. Làm như vậy là để ngưng tự hơi rượu bay lên, hơi rượu gặp lạnh sẽ ngưng tụ và chảy ra ngoài theo ống gỗ dẫn rượu.
Tiếp đó, ta vít các khe hở của các thiết bị bằng cám ướt rồi mới châm lửa đun rượu. Tiến hành đun rượu với ngọn lửa lớn cho đến khi rượu bắt đầu ra thì điều chỉnh ngọn lửa vừa phải để rượu ra đều và cho chất lượng ngon. Chú ý thay nước lạnh ở chảo bên trên thường xuyên để đảm bảo nước không bị nóng.
Một mẻ rượu thóc thường nấu từ 2,5-3 giờ đồng hồ. Cứ 30kg thóc nấu thì sẽ chưng cất được 15 lít rượu nặng và 5 lít rượu nhẹ.
Có thể thấy, chén rượu thóc thơm lừng không chỉ là sự kết tinh từ núi đá, mầm thóc và bí kíp lên men gia truyền mà còn hòa quyện cả “men tình” của bà con dân tộc H’Mông nơi đây. Nếu có dịp lên thăm núi rừng Tây Bắc thì bạn đừng quên thưởng thức thức uống đặc sản tuyệt vời mang tên rượu thóc này nhé!
Đinh Văn Nam là chuyên gia kỹ thuật của Newsun. Là người có chuyên môn, đam mê tìm hiểu và phát triển các sản phẩm thiết bị chế biến thực phẩm.
Bài viết liên quan
Cách làm rượu gạo lứt thơm ngọt, đơn giản tại nhà
Rượu gạo lứt là một thức uống khá tốt cho sức khỏe nếu uống với liều lượng vừa phải, hơn … Đọc thêm » “Cách làm rượu gạo lứt thơm ngọt, đơn giản tại nhà”
Cách nấu rượu đậu xanh Bàu Đá – Đặc sản Bình Định
Rượu đậu xanh là một trong những đặc sản nổi tiếng của làng rượu Bàu Đá, tỉnh Bình Định. Sự … Đọc thêm » “Cách nấu rượu đậu xanh Bàu Đá – Đặc sản Bình Định”
Cách làm rượu nếp cẩm ngọt, ngon và công dụng của cơm rượu nếp cẩm
Rượu nếp cẩm, hay còn gọi là rượu nếp than, là một loại rượu truyền thống nổi tiếng với hương … Đọc thêm » “Cách làm rượu nếp cẩm ngọt, ngon và công dụng của cơm rượu nếp cẩm”
Bật mí quy trình nấu rượu gạo truyền thống đúng chuẩn hương vị
Nhắc đến rượu truyền thống người ta sẽ nghĩ ngay đến rượu gạo, một thức rượu thơm ngon, dễ uống … Đọc thêm » “Bật mí quy trình nấu rượu gạo truyền thống đúng chuẩn hương vị”
Sản xuất rượu quy mô hộ gia đình có cần mua máy lọc rượu không?
Phần đông những cơ sở sản xuất rượu ở Việt Nam đều có quy mô hộ gia đình. Lượng rượu … Đọc thêm » “Sản xuất rượu quy mô hộ gia đình có cần mua máy lọc rượu không?”
Cách chọn nồi nấu rượu phù hợp với quy mô và nhu cầu sử dụng
Nhiều hộ gia định, cơ sở sản xuất rượu gạo có nhu cầu mua nồi nấu rượu để phục vụ … Đọc thêm » “Cách chọn nồi nấu rượu phù hợp với quy mô và nhu cầu sử dụng”