Cách nấu rượu gạo truyền thống theo phong cách hiện đại

Rượu gạo truyền thống là thức uống đã quá quen thuộc, không thể thiếu trong các dịp lễ, tết, tiệc, hội cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Cho dù hiện nay có rất nhiều các loại rượu nhập nhưng rượu gạo truyền thống vẫn được ưa chuộng hàng đầu bởi hương vị không thể giống với bất cứ loại rượu nào. Trước đây, để có được những lít rượu thơm ngon, người nấu gặp khá nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian. Giờ đây, cách nấu rượu gạo truyền thống theo phong cách hiện đại giúp cho việc nấu rượu đơn giản và hiệu quả hơn bao giờ hết. Cùng nồi nấu rượu NEWSUN tìm hiểu chi tiết về thông tin này nhé.

Cách nấu rượu gạo truyền thống theo phong cách hiện đại
Cách nấu rượu gạo truyền thống theo phong cách hiện đại

Chọn nguyên liệu là bước quan trọng trong cách nấu rượu tại nhà

Dùng gạo nếp có mùi thơm để chưng cất loại rượu thơm ngon hơn

Rượu gạo là cách gọi của những loại rượu được chưng cất từ các loại gạo tẻ, nếp…Trong đó, gạo nếp được chưng cất theo quy trình sản xuất rượu gạo truyền thống sẽ có mùi thơm là nguồn nguyên liệu tốt nhất để tạo ra nhiều loại rượu có hương vị thơm, ngon hảo hạng.

Gạo nếp giúp chưng cất rượu thơm ngon hơn
Gạo nếp giúp chưng cất rượu thơm ngon hơn

Men thuốc Bắc tạo ra loại rượu an toàn cho sức khỏe

Men rượu thường được làm từ bột gạo, men giống  giúp quá trình chuyển hóa tinh bột thành đường sau đó chuyển thành rượu. Với cách nấu rượu gạo truyền thống, để có thể tạo ra loại men có thể cho ra loại rượu an toàn nhất, phương pháp làm men còn được bổ sung những vị thuốc Bắc giúp kích thích tốt nhất quá trình chuyển hóa đường, rượu. Đồng thời, dùng men thuốc Bắc sẽ giúp ức chế sản sinh những độc tố trong quá trình lên men để cho ra đời sản phẩm rượu  an toàn và tốt cho sức khỏe.

Men thuốc Bắc tạo ra loại rượu an toàn cho sức khỏe
Men thuốc Bắc tạo ra loại rượu an toàn cho sức khỏe

Chọn nguồn nước sạch để nấu rượu

Theo kinh nghiệm cách làm rượu gạo tại nhà của người xưa, nguồn nước tốt nhất để làm rượu đó là nước suối chảy ra từ trong khe đá, tiếp theo là nước giếng và sau nữa là nước sông. Việc chọn lựa nguồn nước thích hợp sẽ  giúp cho rượu có màu trong tinh khiết, phát huy được tốt nhất hương vị chuyển hóa từ những nguyên liệu còn lại. Hiện nay, những thương phẩm rượu nổi tiếng được nấu theo quy trình nấu rượu gạo truyền thống chỉ có thể dùng nước giếng được đào ở những vùng chưa bị ô nhiễm còn hầu hết các nguồn còn lại thì hoặc quá khó lấy, hoặc ô nhiễm.

Hướng dẫn quy trình nấu rượu gạo truyền thống

Nấu cơm

Bí quyết nấu ra rượu hảo hạng của cách nấu rượu gạo tại nhà theo kiểu truyền thống đó là nấu cơm bằng than, củi. Cơm nấu bằng củi, than sẽ có mùi thơm tự nhiên và góp phần làm cho chất lượng của rượu được nâng cao hơn. Với trường hợp cơm rượu nấu bằng than củi đòi hỏi thành phẩm cơm nấu chín đảm bảo hạt cơm chín đều, khô ráo, không bị cháy, khét, khê. Việc nấu bằng củi chắc chắn không tránh khỏi những lần cơm không đạt chuẩn, ảnh hưởng không ít đến chất lượng rượu.

Với các nấu rượu gạo truyền thống theo phong cách hiện đại, tủ nấu cơm công nghiệp như là trợ thủ đắc lực cho những mẻ cơm rượu chuẩn nhất mà chẳng bao giờ phải lo lắng cơm cháy, cơm quá nhão hay chưa đủ chín. 

Tủ nấu cơm công nghiệp NEWSUN
Tủ nấu cơm công nghiệp NEWSUN

Trộn men

Cơm sau khi nấu chín sẽ được đổ ra mẹt, nia có lót lá chuối, lá khoai… trải đều thành một lớp không mỏng quá cũng không dày. Bí quyết giúp cơm lên men tốt nhất với cách nấu rượu tại nhà đó là đợi khi cơm nguội, sờ vào còn độ ấm vừa tay sẽ rắc đều men đều các mặt. Men sẽ được giã thật nhuyễn, cho qua ray để bỏ đi trấu còn dính và rắc theo tỷ lệ thích hợp với số lượng gạo đã nấu.

Giai đoạn đường hóa khi lên men

Tiếp theo của quy trình cách làm rượu gạo tại nhà là giai đoạn lên men có không khí. Cơm sau khi trộn men xong sẽ được đổ vào trong thúng, đậy lá lại cho kín bề mặt sau đó để nơi thông thoáng nhưng không có nhiều ánh sáng. Đảm bảo không bị hở cơm ra ngoài không khí nhưng vẫn có không khí tràn vào giúp cho cơm có thể chuyển hóa thành đường tốt nhất. Giai đoạn này thường mất 2-3 ngày tùy theo điều kiện thời tiết, nhiệt độ.

Giai đoạn lên men rượu thành cơm rượu

Đây là giai đoạn quan trọng trong quy trình nấu rượu gạo truyền thống, sau khi cơm đã chuyển hóa đường xong, nhìn thấy cơm bắt đầu có nước tươm ra thì cho hết cơm vào trong một vại sành, đổ đầy nước sạch vào sau đó ủ thêm từ 7 đến 10 ngày cho cơm lên men hóa rượu hoàn toàn. Tỷ lệ nước được tính là 1 phần cơm thì đổ thêm 2 hoặc 3 phần nước sạch. Nếu ủ rượu bằng cơm nếp thì sau khi lên men xong cơm sẽ tan hết trong nước, cơm gạo tẻ sẽ tan một phần và phần còn lại sẽ nổi hẳn lên trên mặt nước.

Chưng cất rượu

Theo quy trình sản xuất rượu gạo truyền thống, sau khi cơm rượu ủ xong sẽ được đem đi chưng cất ngay để đảm bảo chất lượng rượu. Củi, trấu là hai loại chất đốt được xem là tốt nhất giúp cho rượu sau khi chưng cất xong có mùi thơm và ngon hơn, giữ được hương vị đặc trưng của rượu được nấu theo cách nấu rượu gạo truyền thống.

Nồi nấu rượu chuyên dụng NEWSUN
Nồi nấu rượu chuyên dụng NEWSUN

Trong quá trình chưng cất rượu, canh lửa sao cho nhỏ và đều là bí quyết giúp chưng ra được nhiều rượu và rượu có mùi thơm ngon, ít sản sinh độc tố trong quá trình chưng cất.

Với phương pháp nấu rượu thủ công, sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong việc canh lửa và khả năng rượu khê cháy cao. Nồi nấu rượu bằng điện sẽ là giải pháp thay thế hoàn hảo, quý khách có thể tham khảo thêm.

Lọc rượu

Với cách nấu rượu gạo truyền thống, người ta thường dùng cách lọc rượu bằng bông gòn, lọc bằng cát tự chế hay dùng cột lọc sứ dùng để lọc nước… để lọc hết những váng rượu và loại bỏ bớt những độc tố có trong rượu. Giờ đây với sự phát triển của các loại máy móc hiện đại như máy lọc rượu, nồi nấu rượu bằng củi 100 kg/mẻ việc lọc khử rượu trở nên hiệu quả và an toàn hơn gấp nhiều lần.

Ủ rượu

Rượu sau khi chưng cất có mùi hăng, uống gắt và chưa có được độ ngon như mong muốn, nên sau khi lọc xong rượu sẽ được cho vào trong hũ sành, sứ và đậy nắp kín để tối thiểu 3 tháng sẽ giúp rượu có được độ rượu ổn định. Rượu ủ bằng cách này sẽ ngon hơn, uống vào cay nhưng không gắt, chất rượu trong và có mùi thơm nồng hấp dẫn.

Bí quyết của một số người nấu rượu theo cách nấu rượu gạo truyền thống đó là bịt kín từng hũ rượu, sau đó đào lỗ nơi đất sạch và chôn dưới đó ít nhất là 6 tháng đến 1 năm. Rượu ủ theo cách này chôn càng lâu sẽ cho ra loại rượu càng ngon hơn.

Để nấu được những mẻ rượu thơm ngon, đòi hỏi người nấu cần có kinh nghiệm nấu dày dặn kết hợp với sự hỗ trợ của các thiết bị nấu thông minh. Hiện nay, thay vì sử dụng phương pháp nấu rượu truyền thống củi lửa như trước đây, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh rượu đã chuyển sang nấu rượu bằng nồi nấu rượu sử dụng điện cho năng suất gấp nhiều lần cũng như hạn chế những nhược điểm của nấu rượu truyền thống.

Bài viết liên quan

Cách làm rượu gạo lứt thơm ngọt, đơn giản tại nhà

Rượu gạo lứt là một thức uống khá tốt cho sức khỏe nếu uống với liều lượng vừa phải, hơn … Đọc thêm » “Cách làm rượu gạo lứt thơm ngọt, đơn giản tại nhà”

Xem thêm

Cách nấu rượu đậu xanh Bàu Đá – Đặc sản Bình Định

Rượu đậu xanh là một trong những đặc sản nổi tiếng của làng rượu Bàu Đá, tỉnh Bình Định. Sự … Đọc thêm » “Cách nấu rượu đậu xanh Bàu Đá – Đặc sản Bình Định”

Xem thêm

Bật mí quy trình nấu rượu gạo truyền thống đúng chuẩn hương vị

Nhắc đến rượu truyền thống người ta sẽ nghĩ ngay đến rượu gạo, một thức rượu thơm ngon, dễ uống … Đọc thêm » “Bật mí quy trình nấu rượu gạo truyền thống đúng chuẩn hương vị”

Xem thêm

Nên sử dụng nồi nấu rượu lõi đồng hay nồi inox?

Nồi nấu rượu là sản phẩm được bán rất nhiều bởi dân ta vẫn có nhiều hộ gia đình kinh … Đọc thêm » “Nên sử dụng nồi nấu rượu lõi đồng hay nồi inox?”

Xem thêm