Cách ngâm rượu hà thủ ô đỏ đúng chuẩn nhất
Hà thủ ô là một loại dược liệu nổi tiếng với công dụng làm tóc đen mượt mà, trẻ hóa làn da, tăng tuổi thọ,… Cách tốt nhất để phát huy những công dụng đó là ngâm hà thủ ô với rượu. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách ngâm rượu hà thủ ô đúng chuẩn để không biến rượu thuốc thành rượu độc. Vì vậy, bài viết sau đây sẽ giới thiệu nồi nấu rượu bằng điện và hướng dẫn chi tiết làm hà thủ ô ngâm rượu như thế nào nhé.
Tìm hiểu thông tin: Cùng đổi mới hương vị với cách nấu rượu gạo Hàn Quốc và Nhật Bản
Nên dùng hà thủ ô loại nào để ngâm rượu?
Nội dung
Hà thủ ô có 2 loại chính là hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng. Mặc dù về hình dáng cơ bản chúng đều giống nhau nhưng mỗi loại lại có công dụng riêng. Theo nhiều chuyên gia về dược liệu, hà thủ ô đỏ được coi là vị chính thức bởi nó có nhiều công dụng hơn hà thủ ô trắng. Vì vậy, trong bài viết chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách ngâm rượu hà thủ ô đỏ.
Công dụng của hà thủ ô đỏ
– Theo đông y: Hà thủ ô đỏ có vị ngọt, chát, đắng, tính ấm với rất nhiều công dụng: làm đen tóc, bổ máu, an thần, dưỡng can, nhuận tràng,….
– Theo tây y: Hà thủ ô đỏ có thể chữa suy nhược thần kinh & các bệnh về thần kinh, bổ tim, kích thích co bóp ruột, kích thích tiêu hóa, giúp tăng tiết sữa, chống viêm, chống co thắt phế quản, phòng xơ vữa động mạch, giảm cholesterol, ức chế tăng mỡ máu,….
Hướng dẫn cách ngâm rượu hà thủ ô đỏ đúng chuẩn nhất
Không giống như các loại dược liệu khác, hà thủ ô khá “khó chiều” nên người dùng phải nắm rõ các bước ngâm rượu và thực hiện thật cẩn thận, tỉ mỉ mới đảm bảo chất lượng rượu ngâm, không biến rượu thuốc thành rượu độc.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Hà thủ ô đỏ: 1,5kg
- Đỗ đen xanh lòng: 0,5kg
- Rượu trắng 40 độ: 6-8 lít
- Một ít nước vo gạo
>> Để ngâm được một bình rượu ngâm hà thủ ô ngon sử dụng an toàn, đầu tiên bạn cần có rượu ngon và chất lượng. Xử lý rượu bằng máy lọc rượu trước khi ngâm sẽ giúp loại bỏ các độc tố có hại trong rượu như aldehyt, methanol, furfurol, …, đồng thời nâng cao chất lượng rượu ngâm, đảm bảo an toàn cho người uống. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về các thiết bị sản xuất rượu như: nồi nấu rượu, máy lọc rượu, tủ nấu cơm,… tại Dienmaynewsun.com khi có nhu cầu.
Quy trình thực hiện cách ngâm rượu hà thủ ô
– Hà thủ ô đem rửa sạch, gọt bỏ phần vỏ bên ngoài và bỏ cả phần lõi bên trong củ.
– Thái hà thủ ô thành những miếng mỏng rồi ngâm vào nước vo gạo trong khoảng 1-2 ngày. Mỗi ngày cần thay nước vo gạo 2 lần để tránh bị hỏng hà thủ ô. Việc này sẽ giúp làm giảm độ nóng và vị chát của hà thủ ô.
– Sau khi ngâm đủ thời gian, bạn vớt hà thủ ô ra, để ráo, phơi khô rồi sấy thơm.
– Đỗ đen xanh lòng đem rang trên lửa nhỏ, chú ý rang đều tay để đỗ đen không bị cháy.
– Bình để ngâm rượu rửa sạch, lau khô.
– Cho hà thủ ô và đỗ đen đã chế biến vào bình ngâm rượu rồi đổ rượu trắng vào ngâm. Đậy nắp kín, để bình rượu vào nơi khô ráo, thoáng mát, sau 3-6 tháng là có thể đem ra sử dụng được.
Khi sử dụng rượu hà thủ ô, mỗi ngày bạn chỉ nên uống từ 1-2 chén nhỏ vào bữa ăn.
Lưu ý quan trọng khi sử dụng rượu hà thủ ô
– Khi sử dụng rượu hà thủ ô, bạn cần kiêng 3 loại thực phẩm tối kị là: củ cải, hành, tỏi.
– Ngoài ra, bạn không nên ăn những thực phẩm có tính cay nóng như: gừng, ớt,…để lĩnh hội được hết các công dụng của rượu hà thủ ô.
Trên đây là chi tiết cách ngâm rượu hà thủ ô đúng chuẩn nhất. Áp dụng đúng công thức này, bạn sẽ tự tay chế biến cho gia đình mình một bình rượu hà thủ ô quý, phát huy tối đa công dụng của loại dược liệu này.
Ngoài ra bạn có thể xem thêm sản phẩm máy lọc rượu khử độc tố 200 – 250l/h để nhận nhiều ưu đãi từ NEWSUN. Chúc bạn thực hiện thành công!
Nguồn: https://dienmaynewsun.com
Đinh Văn Nam là chuyên gia kỹ thuật của Newsun. Là người có chuyên môn, đam mê tìm hiểu và phát triển các sản phẩm thiết bị chế biến thực phẩm.
Bài viết liên quan
Cách làm rượu gạo lứt thơm ngọt, đơn giản tại nhà
Rượu gạo lứt là một thức uống khá tốt cho sức khỏe nếu uống với liều lượng vừa phải, hơn … Đọc thêm » “Cách làm rượu gạo lứt thơm ngọt, đơn giản tại nhà”
Cách nấu rượu đậu xanh Bàu Đá – Đặc sản Bình Định
Rượu đậu xanh là một trong những đặc sản nổi tiếng của làng rượu Bàu Đá, tỉnh Bình Định. Sự … Đọc thêm » “Cách nấu rượu đậu xanh Bàu Đá – Đặc sản Bình Định”
Cách làm rượu nếp cẩm ngọt, ngon và công dụng của cơm rượu nếp cẩm
Rượu nếp cẩm, hay còn gọi là rượu nếp than, là một loại rượu truyền thống nổi tiếng với hương … Đọc thêm » “Cách làm rượu nếp cẩm ngọt, ngon và công dụng của cơm rượu nếp cẩm”
Bật mí quy trình nấu rượu gạo truyền thống đúng chuẩn hương vị
Nhắc đến rượu truyền thống người ta sẽ nghĩ ngay đến rượu gạo, một thức rượu thơm ngon, dễ uống … Đọc thêm » “Bật mí quy trình nấu rượu gạo truyền thống đúng chuẩn hương vị”
Sản xuất rượu quy mô hộ gia đình có cần mua máy lọc rượu không?
Phần đông những cơ sở sản xuất rượu ở Việt Nam đều có quy mô hộ gia đình. Lượng rượu … Đọc thêm » “Sản xuất rượu quy mô hộ gia đình có cần mua máy lọc rượu không?”
Cách chọn nồi nấu rượu phù hợp với quy mô và nhu cầu sử dụng
Nhiều hộ gia định, cơ sở sản xuất rượu gạo có nhu cầu mua nồi nấu rượu để phục vụ … Đọc thêm » “Cách chọn nồi nấu rượu phù hợp với quy mô và nhu cầu sử dụng”