Bật mí cách nấu rượu ngon của người dân Kim Sơn

Rượu Kim Sơn (Ninh Bình) là loại rượu truyền thống ngon nức tiếng đã được xếp vài một trong 10 loại mỹ tửu đệ nhất Việt Nam. Để có được thứ rượu ngon khiến “hàng triệu người say” này, người dân Kim Sơn có cách nấu bí truyền riêng mà ít ai biết được. Trong nội dung bài viết hôm nay, bạn đọc hãy cùng nồi nấu rượu NEWSUN tìm hiểu về cách nấu rượu ngon của người dân Kim Sơn – Ninh Bình nhé.

Bật mí cách nấu rượu ngon của người dân Kim Sơn
Bật mí cách nấu rượu ngon của người dân Kim Sơn

Bí quyết nấu rượu ngon của người dân Kim Sơn

Cũng giống như các loại rượu gạo thông thường, nguyên liệu chính để nấu rượu Kim Sơn cần có: gạo, men rượu và nước, đây cũng là 3 yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng rượu. Bên cạnh đó, nấu rượu có ngon hay không còn phụ thuộc vào kinh nghiệm của người nấu và tình hình thời tiết.

Để có cách nấu rượu ngon thì người Kim Sơn phải tuân thủ tuyệt đối một số quy định trong quá trình sản xuất:

– Gạo: Gạo nấu rượu phải là loại gạo nếp chất lượng cao, không bị mối mọt hay sâu bệnh, không còn tồn dư thuốc trừ sâu và hóa chất bảo quản.

– Nước chưng cất rượu: Là thứ nước đặc biệt được lấy từ nguồn giếng khơi tự nhiên ở miền biển Kim Sơn. Hoặc nước mưa được lọc qua máy lọc sử dụng lõi Alkaline để cân bằng PH và có vị ngọt tự nhiên.

– Men rượu: Là loại men được làm từ 36 vị thuốc bắc như quế chi, hoa hồi, thảo quả, tế tân, đinh hương, đậu khấu, địa liền,… và bột gạo tẻ. Tuyệt đối không chứa hóa chất dù chỉ một chút như những loại men thông thường.

Xem thêm thông tin: Top 4 nồi nấu rượu dung tích bé phù hợp với hộ nấu rượu quy mô nhỏ

– Thiết bị chưng cất: Trước đây người Kim Sơn sử dụng nồi bằng đất nung hoặc nồi gang, loại nồi này thường chỉ nấu được 5-11 lít rượu trong 1 mẻ và phải canh chừng ngọn lửa rất cẩn thận, nếu không sẽ xảy ra tình trạng khê cháy cơm rượu, ảnh hưởng đến chất lượng rượu. Ngày nay để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, nhiều nhà nấu rượu Kim Sơn đã chuyển sang dùng nồi nấu rượu bằng điện vừa cho năng suất cao hơn, vừa không phải vất vả trông chừng nồi như nồi nấu rượu bằng than củi nữa.

– Ngâm ủ: ngâm rượu trong chum sành và hạ thổ ít nhất là 100 ngày để cho rượu hấp thụ được tinh hoa của trời đất.

Kết hợp những yếu tố trên, người Kim Sơn đã có được cách nấu rượu ngon mà không quá phức tạp như nhiều người vẫn thường “truyền tai” nhau. Hơn thế nữa, tại các cơ sở sản xuất rượu Kim Sơn quy mô lớn, họ sử dụng dây chuyền thiết bị nấu rượu hiện đại như: nồi nấu rượu bằng điện, tủ nấu cơm công nghiệp, máy lọc rượu,….thì công việc nấu rượu còn đơn giản hơn rất nhiều.

Rượu Kim Sơn - Ninh Bình ngon đúng chuẩn
Rượu Kim Sơn – Ninh Bình ngon đúng chuẩn

Quy trình nấu rượu Kim Sơn đúng chuẩn

Nấu cơm 

– Nếp đem xay qua lớp vỏ trấu, giữ nguyên lớp cám, rồi ngâm trong nước khoảng 8-10 tiếng cho gạo nở ra.

– Vo sạch gạo rồi đem đi nấu với nước giếng khơi sạch. Khi nấu phải chú ý canh chừng ngọn lửa cẩn thận để đảm bảo cơm không bị khô, cũng không quá nhão.

Làm nguội cơm & giã men

– Cơm chín thì xới ra một cái nia lớn, dàn đều và bóp tơi cơm cho chóng nguội.

– Trong khi chờ cơm nguội hãy giã nhỏ men thuốc bắc thành bột mịn và loại bỏ vỏ trấu.

Trộn men vào cơm

– Khi cơm nguội bớt, chỉ còn hơi ấm thì tiến hành rắc men đều lên cơm. Chú ý trộn đều cho men ngấm đều vào cơm.

Ủ men rượu

– Lần 1: Cho hỗn hợp cơm đã rắc men thuốc bắc vào chậu và úp lá khoai cho cơm lên men (trong khi ủ tránh mở ra xem vì sẽ làm hỏng cơm rượu).

– Lần 2: Cơm rượu sau khi lên men mở ra thấy có mùi thơm và ngọt thì cho vào chum, đổ thêm nước lấy từ giếng khơi vào rồi đậy chum lại, miệng chum được bịt kín bằng túi nilong.

Chưng cất rượu

Ủ trong vòng 7 ngày thì tiến hành đem cơm rượu đi chưng cất thành rượu, chú ý trong quá trình nấu không được nấu lửa quá nhỏ hoặc quá to vì sẽ làm mất đi độ ngon của rượu.

Dụng cụ nấu rượu gồm một nồi lớn, không cần vung, bên trên nồi này là một thùng tròn bằng gỗ, có đặt máng và ống dẫn rượu ra ngoài, trên cùng là một chậu lớn đặt nghiêng. Trong chậu này đựng nước thường xuyên được thay để giữ lạnh. Hơi rượu bốc lên từ nồi dưới, gặp lạnh ở đáy chậu đựng nước lạnh phía trên, sẽ hóa lỏng mà theo máng chảy ra ngoài rồi được hứng vào chai, can.

Thời gian từ lúc nấu cơm cho đến lúc chưng cất ra rượu thành phẩm kéo dài đến 15 ngày, tuy vậy mẻ rượu thu được rất thơm ngon và mang hương vị đặc trưng riêng khiến “triệu người say”.

Ngày nay để tiết kiệm thời gian, công sức, người Kim Sơn đã tìm đến những thiết bị nấu rượu hiện đại hơn: nồi nấu rượu inox 40 kg/mẻ, nồi nấu rượu bằng điện,… hỗ trợ cho toàn bộ quá trình nấu rượu của mình. Chúng trở thành cánh tay đắc lực giúp nâng cao năng suất nhưng vẫn đảm bảo rượu thành phẩm nấu ra thơm ngon không khác gì so với loại rượu được nấu bằng phương pháp thủ công xưa.

Cách nấu rượu ngon của người dân Kim Sơn cần tuân thủ theo một quy chuẩn nhất định, thêm vào đó là sự cẩn thận, tỉ mỉ của người nấu mới tạo ra được loại rượu thơm ngon nức tiếng khắp cả nước, khiến hàng triệu người phải say như vậy.

Với công thức nấu rượu Kim Sơn mà NEWSUN chia sẻ trên đây, các bạn hoàn toàn có thể áp dụng để tự tay làm ra hũ rượu Kim Sơn ngon như rượu của người bản xứ, cùng thử xem nhé!

Bài viết liên quan

Cách làm rượu gạo lứt thơm ngọt, đơn giản tại nhà

Rượu gạo lứt là một thức uống khá tốt cho sức khỏe nếu uống với liều lượng vừa phải, hơn … Đọc thêm » “Cách làm rượu gạo lứt thơm ngọt, đơn giản tại nhà”

Xem thêm

Cách nấu rượu đậu xanh Bàu Đá – Đặc sản Bình Định

Rượu đậu xanh là một trong những đặc sản nổi tiếng của làng rượu Bàu Đá, tỉnh Bình Định. Sự … Đọc thêm » “Cách nấu rượu đậu xanh Bàu Đá – Đặc sản Bình Định”

Xem thêm

Bật mí quy trình nấu rượu gạo truyền thống đúng chuẩn hương vị

Nhắc đến rượu truyền thống người ta sẽ nghĩ ngay đến rượu gạo, một thức rượu thơm ngon, dễ uống … Đọc thêm » “Bật mí quy trình nấu rượu gạo truyền thống đúng chuẩn hương vị”

Xem thêm

Nên sử dụng nồi nấu rượu lõi đồng hay nồi inox?

Nồi nấu rượu là sản phẩm được bán rất nhiều bởi dân ta vẫn có nhiều hộ gia đình kinh … Đọc thêm » “Nên sử dụng nồi nấu rượu lõi đồng hay nồi inox?”

Xem thêm