Khám phá công thức nấu rượu của một số loại rượu truyền thống Việt Nam

Đinh Văn Nam
Ngày đăng: 23-04-2019-Cập nhật: 23-04-2019

Để có được những lít rượu thơm ngon mang hương vị đặc trưng riêng tạo nên một tên tuổi, một thương hiệu rượu nổi tiếng, những người làm nghề nấu rượu cần phải có công thức nấu rượu và bí quyết gia truyền riêng. Hôm nay, các bạn hãy cùng nồi nấu rượu NEWSUN khám phá công thức nấu rượu của một số loại rượu truyền thống ở Việt Nam như: rượu Kim Sơn, rượu Làng Vân, rượu Gò Đen,….

Công thức nấu rượu Kim Sơn

ruou mau son 4

Không phải ngẫu nhiên mà rượu Kim Sơn lọt vào top đệ nhất tửu của Việt Nam. Là đặc sản nổi tiếng của quê hương Ninh Bình. Rượu Kim Sơn không chỉ thơm ngon mà nó còn mang một hương vị truyền thống hoàn toàn riêng biệt.

Xem thêm thông tin: Tại sao rượu bị chua và cách nấu rượu không bị chua bạn nên biết

Để có được loại rượu ngon nức tiếng này. Người nấu rượu đã thực hiện cách nấu rượu Kim Sơn thật dày công và tỉ mỉ qua các công đoạn sau:

Chuẩn bị nguyên liệu

– Gạo nếp do người dân Kim Sơn tự trồng. Trước khi mang đi nấu rượu, gạo được xát bỏ lớp vỏ trấu, để lại nguyên lớp cám.

– Men rượu: Men được làm từ 36 vị thuốc bắc. Đây chính là sự khác biệt lớn nhất tạo nên hương vị đặc trưng của rượu Kim Sơn.

– Nước: Người dân sử dụng nguồn nước tinh khiết từ các từ các con sông lớn từ thượng nguồn chảy về.

Quy trình nấu cơm rượu và chưng cất rượu Kim Sơn

– Gạo nếp đem vo sạch, ngâm vài tiếng trong nước, sau đó mang đi nấu thành xôi.

– Khi cơm chín thì dỡ ra một cái nia lớn, bóp tơi cho nguội.

– Men rượu đem bóp hoặc giã nhuyễn thành bột mịn.

– Khi cơm nguội, chỉ còn hơi ấm thì rắc men vào cơm và trộn đều lên.

– Xếp cơm trộn men vào thúng đã bọc lót lá chuối hoặc lá khoai và đậy kín thúng bằng lá chuối khô. Đem ủ sau khoảng 1 tuần thì cơm rượu lên men có vị chua ngọt.

– Lúc này cho tiếp cơm rượu lên men vào chum, thêm nước rồi đậy kín nắp chum và ủ thêm khoảng 7-10 ngày nữa.

– Sau 7-10 ngày ủ ta thu được hỗn hợp bỗng rượu. Để thu được rượu Kim Sơn, người dẫn sẽ mang hỗn hợp này đi chưng cất trên những chiếc nồi nấu rượu bằng đồng. Nếu số lượng lớn, họ sẽ sử dụng thiết bị chưng cất hiện đại là nồi nấu rượu điện . Vừa tiết kiệm thời gian lại cho chất lượng rượu thơm ngon hơn.

Công thức nấu rượu Làng Vân

Công thức nấu rượu Làng Vân

Tương tự như cách nấu rượu kim Sơn. Để nấu ra những lít rượu Làng Vân ngon, người dân nơi đây cũng cần thực hiện theo một quy trình nhất định, cụ thể như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu

– Gạo: Gạo để nấu rượu Làng Vân là gạo nếp cái hoa vàng. Đây chính là điểm đặc biệt tạo nên hương vị đặc trưng của rượu Làng Vân. Chỉ những hạt gạo nếp cái hoa vàng được trồng vào vụ mùa, to tròn, chắc mẩy mới được chọn để nấu rượu Làng Vân.

– Men rượu: Men thuốc bắc do chính người Làng Vân chế biến ra.

Quy trình thực hiện

– Gạo nếp cái hoa vàng đem vo sạch, ngâm trong nước khoảng 8-10 tiếng rồi vớt ra để cho ráo nước.

– Tiến hành đồ xôi trong các nồi lớn cho tới khi xôi thật mềm thì dỡ ra nia/mẹt cho nguội hẳn rồi trộn men rượu vào.

– Sau khi trộn men xong, mang hỗn hợp này ủ trong các thúng lớn và kín, được để tại nhà ủ kín có nhiệt độ, độ ẩm,… đảm bảo cho việc lên men được tối ưu. Thời gian ủ khoảng 8-10 tiếng.

– Sau khoảng thời gian ủ kín thì tiếp tục chuyển hỗn hợp cơm rượu sang các rổ có mắt và được chuyển sang một nhà ủ khác so với giai đoạn ủ kín. Thời gian ủ khoảng 24 tiếng.

– Kết thúc thời gian ủ thoáng thì cho hỗn hợp cơm rượu sang chum sành, đậy kín và ủ khoảng 3 ngày thì đổ nước vào ngâm. Thời gian ngâm ủ từ 5-7 ngày.

– Kết thúc thời gian ngâm ủ sẽ thu được hỗn hợp bỗng rượu và đem đi chưng cất để thu được rượu Làng Vân nguyên chất.

Công thức nấu rượu Gò Đen

Công thức nấu rượu Gò Đen

Rượu Gò Đen cũng có cách nấu khá đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện cẩn thận và tỉ mỉ theo các bước sau đây:

Chuẩn bị nguyên liệu

– Gạo nếp: Chọn các hạt gạo tròn, mẩy, chắc hạt, có hương thơm đậm, thông thường là nếp hương hoặc nếp ngỗng.

– Men rượu tự làm hoặc mua tại các cửa hàng uy tín.

Quy trình nấu rượu Gò Đen

– Gạo nếp đem vo sạch, ngâm trong nước cho nở ra rồi đem nấu chín thành cơm.

– Khi cơm chín, dỡ cơm ra nia cho nguội rồi rắc men vào. Chỉ rắc men khi cơm còn hơi ấm, tuyệt đối không rắc men khi cơm còn nóng vì sẽ làm chết men.

– Cho hỗn hợp trên vào chum ủ trong 3-4 ngày. Đến ngày thứ 4 thì đổ thêm nước mưa đã qua lọc xử lý vào trong chum ngâm ủ tiếp 5-7 ngày nữa.

– Sau thời gian ủ lỏng thì ta thu được hỗn hợp bỗng rượu. Mang bỗng rượu này đem đi chưng cất thành rượu. Quá trình chưng cất diễn ra khoảng 3-4 ngày tùy theo lượng bỗng rượu và thiết bị chưng cất. Nếu chưng cất rượu bằng thiết bị nấu rượu hiện đại sẽ tiết kiệm thời gian và cho năng suất. Cũng như chất lượng rượu thành phẩm cao hơn.

Trên đây là một vài chia sẻ của nồi nấu rượu inox 100 kg/mẻ NEWSUN về công thức nấu rượu của một số loại rượu truyền thống của Việt Nam. Các bạn hoàn toàn có thể áp dụng công thức này để tự nấu ra các loại rượu kể trên. Nếu các bạn còn biết thêm công thức nấu rượu truyền thống nào khác. Hãy chia sẻ ngay với NEWSUN để chúng ta có thêm nhiều kiến thức về rượu và nghề nấu rượu nhé!

Đánh giá bài viết

    Tư vấn miễn phí

    Tìm đâu xa hỏi ngay chuyên gia tư vấn

    Đinh Văn Nam

    Đinh Văn Nam là chuyên gia kỹ thuật của Newsun. Là người có chuyên môn, đam mê tìm hiểu và phát triển các sản phẩm thiết bị chế biến thực phẩm.

    Bài viết liên quan

    Cách làm rượu gạo lứt thơm ngọt, đơn giản tại nhà

    Rượu gạo lứt là một thức uống khá tốt cho sức khỏe nếu uống với liều lượng vừa phải, hơn … Đọc thêm » “Cách làm rượu gạo lứt thơm ngọt, đơn giản tại nhà”

    Xem thêm

    Cách nấu rượu đậu xanh Bàu Đá – Đặc sản Bình Định

    Rượu đậu xanh là một trong những đặc sản nổi tiếng của làng rượu Bàu Đá, tỉnh Bình Định. Sự … Đọc thêm » “Cách nấu rượu đậu xanh Bàu Đá – Đặc sản Bình Định”

    Xem thêm

    Bật mí quy trình nấu rượu gạo truyền thống đúng chuẩn hương vị

    Nhắc đến rượu truyền thống người ta sẽ nghĩ ngay đến rượu gạo, một thức rượu thơm ngon, dễ uống … Đọc thêm » “Bật mí quy trình nấu rượu gạo truyền thống đúng chuẩn hương vị”

    Xem thêm