Hướng dẫn cách làm giò thủ (giò xào) giòn dai đậm đà ngày tết

Đinh Văn Nam
Ngày đăng: 02-11-2024-Cập nhật: 02-11-2024

Giò thủ là món ăn truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, thường xuất hiện trong các dịp lễ tết và bữa cơm sum họp gia đình. Để làm giò thủ ngon, bạn cần lựa chọn nguyên liệu kỹ càng và chế biến tỉ mỉ. Dưới đây là hướng dẫn cách làm giò thủ giòn dai, thơm ngon, đơn giản nhất.

Giới thiệu về giò thủ – Món ăn thơm ngon mỗi dịp tết đến xuân về

cách làm giò thủ 4
Giò thủ – Món ngon hấp dẫn mọi giác quan

Giò thủ hay còn có tên gọi khác là giò xào, giò tai heo mang đến sự khác lạ khi thưởng thức, sự sáng tạo và kỳ công trong cách chế biến.

Chả giò thủ được làm từ những phần thịt ngon nhất của đầu heo như lưỡi, tai, mũi, có thể thêm chút thịt chân giò. Món ăn còn có sự góp mặt của mộc nhĩ tạo nên hương vị và độ giòn dai tự nhiên.

Các nguyên liệu được thái mỏng, nêm nếm gia vị như muối, tiêu, nước mắm, xào vừa chín tới để thịt giữ được độ giòn dai và hương thơm tự nhiên. Hạt tiêu cũng là một nguyên liệu quan trọng không thể thiếu khi làm chả thủ, mang độ độ cay nhẹ kích thích vị giác trong những ngày tiết trời se lạnh.

Dưới bàn tay khéo léo của người đầu bếp, giò thủ ngon được ép chặt trong khuôn hoặc gói bằng lá chuối để tạo hình, để nguội và bảo quản trong tủ lạnh. Quá trình ép giúp cho giò tai kết dính chặt lại với nhau thành khối vững chắc, dễ dàng cắt thành từng lát mỏng khi thưởng thức.

Giò thủ thường được ăn kèm với dưa hành muối hay củ kiệu trong những ngày Tết, chấm thêm cùng chút nước mắm tỏi ớt cay cay trong bữa ăn gia đình hàng ngày.

Trải qua bao nhiêu thế hệ, giò thủ đã trở thành một phần không thể thiếu của ẩm thực Việt Nam, là món ăn thơm ngon, hấp dẫn được mọi thế hệ yêu thích.

Hướng dẫn cách làm giò thủ tai heo Miền Bắc

Làm giò xào (giò thủ tai heo) khá cầu kỳ từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến khâu chế biến. Bạn có thể tham khảo công thức làm giò thủ đơn giản dưới đây để không phải gặp phải khó khăn trong quá trình làm giò tai nhé.

Nguyên liệu làm giò thủ

Để làm được món giò thủ ngon, bạn cần lựa chọn nguyên liệu tươi ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

– 500g tai heo

– 500g lưỡi heo

– 300g thịt thủ

– 100g nấm hương

– 50g mộc nhĩ

– Tỏi băm

– Gia vị làm giò thủ: Hạt nêm, tiêu, nước mắm, đường…

– Lá chuối hoặc khuôn gói giò

Mẹo chọn nguyên liệu làm giò tai heo tươi ngon

Bạn bên chọn những chiếc tai heo có kích thước vừa đủ vì những chiếc tai heo to thường là heo già và sụn ăn rất cứng.

Lưỡi heo có màu đỏ tươi tự nhiên, phần gần họng có màu trắng đồng nhất là những chiếc lưỡi heo ngon. Không chọn lưỡi heo có mùi hôi hay màu sắc khác lạ.

Nấm hương có cánh tai to và dày, khi làm giò tai thủ ăn sẽ giòn và ngon hơn. Không nên chọn những loại nấm thô ráp vì loại nấm này khi ngâm vào nước ấm sẽ mềm nhũn ra ngay.

Mộc nhĩ chọn loại có cánh khít, hơi ngả màu nâu, không có màu nâu sẫm vì có thể là nấm độc.

Hướng dẫn làm giò thủ giòn dai chuẩn vị

Cách làm giò thủ ngon nhất, đơn giản nhất khi bạn thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

cách làm giò thủ 5
Thái mỏng tất cả các nguyên liệu

Hành tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn. Nấm hương và mộc nhĩ ngâm nước ẩm cho nở, cắt bỏ phần chân, thái miếng mỏng.

Tai heo, lưỡi heo, thịt thủ sau khi mua về đem rửa sạch, trần với nước sôi có pha một chút dấm để sử sạch mùi tanh. Dùng dao lam cạo sạch hết phần lông còn sót lại. Đặc biệt phần lưỡi heo cần làm sạch hết phần màng trắng phía trên bề mặt lưỡi.

Sử dụng dao thật sắc để thái mỏng tất cả các nguyên liệu, nhất là phần tai heo bởi nếu thái dày thì sụn tai ăn sẽ rất cứng.

Bước 2: Ướp thịt làm giò thủ tai heo

Ướp hỗn hợp với 1 thìa hạt nêm, 1 thìa nước mắm, ½ thìa đường, 1 thìa tiêu cùng với hành tỏi băm. Để ướp trong 30 phút cho thịt ngấm thật đều gia vị.

Bước 3: Xào thịt

cách làm giò thủ 2
Xào giò thủ cho ngấm đều gia vị và có độ nhớt sệt lại

Bắc chảo lên bếp, để cho chảo nóng thì cho một thìa dầu ăn vào, cho hỗn hợp thịt đã ướp vào xào ở lửa lớn, đảo thật đều tay để tránh thịt bị cháy xém ở đáy chảo.

Nêm nếm lại gia vị cùng với thịt xào cho vừa ăn. Khi thấy thịt đã săn lại thì cho nốt mộc nhĩ và nấm hương vào, giảm nhỏ lửa và thực hiện đảo liên tục cho đến khi thấy thịt xém nhẹ ở cạnh và có độ nhớt nhất định.

Bước 4: Tiến hành gói giò thủ

Có 3 cách bó giò thủ đơn giản mà bạn có thể tham khảo:

Cách 1: Gói giò chả heo tai nấm bằng lá chuối

cách làm giò thủ 3
Giò được gói tròn và nén chặt

Lá chuối sau khi đã rửa sạch được lau khô. Trải trên bề mặt phẳng. Tiến hành cho thịt vào lá chuối, chú ý là lúc thịt vẫn còn nóng để giò thủ khi ép được dính chặt Cuộn tròn khúc giò và cột chặt lại bằng dây nilon. Để gói giò vào tủ lạnh khoảng 8 tiếng để định hình khoanh giò.

Cách 2: Gói giò thủ bằng khuôn ép kim loại

Khuôn ép kim loại được thiết kế đặc biệt chuyên dùng để gói giò. Khuôn có hình trụ, 2 đầu có nắp kín. Cho toàn bộ phần nguyên liệu làm giò thủ vào khuôn ép, dùng sức nén thật chắc phần thịt và cố định phần nắp của khuôn giò lại. Đợi cho giò nguội thì cho vào ngăn mát tủ lạnh để từ 6 đến 8 tiếng để thịt đông chắc lại với nhau. Tháo phần thịt giò thủ ra khỏi khuôn rồi bọc lại bằng túi nilon hoặc màng bọc thực phẩm để bảo quản trong tủ lạnh.

Cách 3: Dạy làm giò thủ heo đơn giản với chai nhựa

Bạn có thể sử chai nhựa to để ép giò xào nếu như không có khuôn ép hoặc không biết gói giò bằng lá chuối. Cách làm này vô cùng tiện lợi và đơn giản đó nha.

Bước 5 Thành phẩm

Giò thủ được thái thành từng miếng mỏng, đan xen giữa những sọc trắng đen của của sụn tai và mộc nhĩ, màu trắng ngà của mỡ đông trông thật bắt mắt.

cách làm giò thủ 1
Giò thủ được thái thành từng miếng mỏng, ăn kèm cùng hành muối hay củ kiệu muối

Thưởng thức giò thủ trong tiết trời se lạnh cùng với chút mắm ớt cay, thêm chút dưa hành muối thì còn gì tuyệt vời bằng.

Như vậy, với cách làm giò thủ bằng da heo, tai heo, lưỡi heo, thủ heo vô cùng đơn giản nhưng mùi vị lại đặc biệt thơm ngon, giòn dai khó cưỡng. Giò thủ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh tối đa từ 5 đến 7 ngày. Nếu giò thủ có lớp nhớt ở phía ngoài thì lúc này giò đã bị thiu và bạn cần bỏ đi ngay nhé.

Sự khác nhau giữa giò thủ miền Nam và giỏ thủ miền Bắc

Cách làm giò thủ Miền Nam cũng tương tự như cách làm giò thủ Miền Bắc, chỉ có một vài điểm khác biệt sau đây:

– Cách làm giò thủ heo Miền Nam thường cho thêm nguyên liệu là thịt chân giò heo để tăng thêm độ giòn dai

– Giò xào Miền Nam thường cho thêm được hoặc nước dừa để tăng thêm vị ngọt tự nhiên

– Cách làm giò thủ hấp của Miền Nam thường được xào rất kỹ, khi gói giò không quá chặt như Miền Bắc để giò có độ mềm dẻo hơn.

Sự khác biệt trong chính nguyên liệu và cách chế biến giò thủ giữa 2 miền Nam Bắc cũng phản ánh phong cách ẩm thực đặc trưng của từng vùng miền.

Trên đây là hướng dẫn cách làm giò thủ (giò xào) ngon dai, thơm ngon chuẩn bị tết. Lưu ngay lại công thức và bắt tay vào chế biến cho cả nhà cùng thưởng thức trong dịp tết năm nay.

Để làm món giò thủ nhanh, thơm ngon và tiện lợi bạn có thể tham khảo máy xay giò chả của newsun giúp bạn tiết kiêm thời gian và công sức khi chế biến nhé!

Đánh giá bài viết

    Tư vấn miễn phí

    Tìm đâu xa hỏi ngay chuyên gia tư vấn

    Trả lời

    Đinh Văn Nam

    Đinh Văn Nam là chuyên gia kỹ thuật của Newsun. Là người có chuyên môn, đam mê tìm hiểu và phát triển các sản phẩm thiết bị chế biến thực phẩm.

    Bài viết liên quan

    Cách làm chả cua Huế dai ngon, đậm vị ngay tại nhà

    Chả cua là món ăn thơm ngon, đặc trưng của vùng đất cố đô Huế  với sự kết hợp hương … Đọc thêm » “Cách làm chả cua Huế dai ngon, đậm vị ngay tại nhà”

    Xem thêm

    Cách làm chả rươi thơm ngon bổ dưỡng, chuẩn vị Tứ Kỳ

    Chả rươi là món ăn đặc sản độc đảo nổi tiếng ở Tứ Kỳ, Hải Dương. Chả con rươi vô … Đọc thêm » “Cách làm chả rươi thơm ngon bổ dưỡng, chuẩn vị Tứ Kỳ”

    Xem thêm

    Cách làm chả cá tươi ngon, đơn giản tại nhà

    Chả cá là món ăn truyền thống đậm đà bản sắc của ẩm thực Việt Nam. Chả cá tươi thơm … Đọc thêm » “Cách làm chả cá tươi ngon, đơn giản tại nhà”

    Xem thêm