Cách ngâm rượu tỏi và hiệu quả thần kỳ của rượu ngâm tỏi

Đinh Văn Nam
Ngày đăng: 27-08-2018-Cập nhật: 27-08-2018

Cách ngâm rượu tỏi vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị hai nguyên liệu chính là tỏi và rượu trắng cùng một chiếc hũ thủy tinh là bạn đã có được một hũ rượu tỏi “thần dược” chữa được bách bệnh cho các thành viên trong gia đình của mình. Hãy cùng tìm hiểu về nồi nấu rượu cách làm loại rượu này cũng như hiệu quả thần kỳ mà chúng mang lại cho cuộc sống nhé.

Bật mí cách ngâm rượu tỏi đúng chuẩn tại nhà

Tỏi là một gia vị quen thuộc và không thể thiếu của người Việt. Ngoài dùng trong lĩnh vực ẩm thực, tỏi còn được dùng để ngâm rượu làm thức uống tốt cho sức khỏe. Đây chính là rượu tỏi theo cách gọi của người xưa truyền lại.

Cách ngâm rượu tỏi vô cùng đơn giản. Nó bao gồm các bước sau đây:

Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu tỏi ngâm rượu Nguyên liệu tỏi ngâm rượu

+ 1 kg tỏi, ngon nhất để làm tỏi ngâm rượu chính là tỏi Lý Sơn. Nếu không có loại tỏi này thì bạn dùng tỏi có tép lớn mình ăn hằng ngày cũng được. Nhưng tỏi phải già, chắc tép, không bị sâu đục và không bị nảy mầm.

+ 5 lít rượu trắng có độ cồn 40 độ.

+ Một thìa cà phê đường phèn (nếu muốn).

Tìm hiểu thông tin: Những lưu ý cần nắm khi sử dụng nồi nấu rượu bằng điện

Dụng cụ

  • Hũ thủy tinh hoặc hủ nhựa để đựng rượu. Tốt nhất nên dùng hũ thủy tinh để được an toàn cho sức khỏe.
  • Dao.

Sơ chế

  • Tỏi mua về bạn nên lột sạch vỏ rồi sau đó rửa sạch và để cho ráo nước.
  • Đường phèn bạn nên giã nhỏ thành bột đường (nếu muốn).
  • Hũ thủy tinh rửa sạch và để ráo nước

Các bước thực hiện

Cách làm rượu tỏi đầu tiên là bạn dùng dao cắt tỏi ra làm đôi hoặc giã nát tùy thích. Bạn cũng có thể để tỏi nguyên tép để ngâm rượu. Tốt nhất nên giã nát tỏi để các chất dinh dưỡng có trong tỏi được nhanh chóng ngấm dần trong rượu.

Tiếp đến, bạn cho tỏi lên chảo để đảo cho tỏi được khô và héo để giảm bớt vị hăng.

Bạn tiếp tục cho hết số tỏi muốn ngâm vào hũ thủy tinh rồi sau đó đổ 5 lít rượu trắng lên trên.

Để sau này rượu tỏi thêm thơm và dễ uống, bạn cho muỗng đường phèn đã giã nát vào ngâm chung với hũ rượu tỏi.

Cuối cùng, bạn đậy kín nắp bình rượu tỏi lại và để chúng nơi khô ráo và thoáng mát. Sau 2 tháng là bạn có thể dùng rượu tỏi. Lưu ý rằng, rượu tỏi không được ngâm lâu quá 4 tháng vì sẽ mất đi các chất dinh dưỡng có trong tỏi. Rượu tỏi chỉ được mang ra sử dụng khi nước rượu đã chuyển sang màu vàng nhạt và không có bọt khí bay lên.

Hiệu quả thần kỳ của rượu ngâm tỏi mà bạn nên biết

Công dụng thần kì của rượu tỏi Công dụng thần kì của rượu tỏi

Hiện nay, nhiều gia đình đã biết cách ngâm rượu tỏi và họ đã tự làm cho mình một hũ rượu tỏi để dùng chữa bệnh theo người xưa truyền lại vì hiệu quả thần kỳ mà “thần dược” này mang lại.

Theo Đông y, tỏi có vị hăng, tính ấm, trong mỗi tép tỏi đều có chứa i-ốt, tinh dầu và chất Allicin nên tỏi có công dụng trong việc giúp con người chống các virus và kháng ký sinh trùng gây bệnh. Đồng thời tỏi ngâm rượu còn giúp con người tăng cường sức đề kháng cơ thể và chữa được rất nhiều bệnh.

Cụ thể: Tác dụng của tỏi ngâm rượu bao gồm:

  • Rượu tỏi chữa được các căn bệnh liên quan đến xương khớp như đau nhức xương khớp, viêm khớp, mỏi gối, đau lưng.
  • Rượu tỏi chữa được các căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như: ợ chua, đầy hơi, viêm dạ dày và tá tràng.
  • Rượu ngâm tỏi còn được chữa các căn bệnh về đường hô hấp như: nhảy mũi, hắt hơi, viêm phế quản.
  • Rượu tỏi còn giúp con người chữa các bệnh tiểu đường.
  • Chữa được bệnh trĩ ngoại và trĩ ngoại cũng dùng đến rượu tỏi.
  • Ngoài ra, rượu tỏi còn giúp con người giảm mỡ trong máu, bảo vệ tế bào gan, ngăn ngừa ung thư, giúp quý ông tăng cường sinh lý phái mạnh.

Để rượu tỏi giúp con người trị bệnh hiệu quả, bạn nên có cách dùng rượu tỏi đúng cách. Theo đó:

  • Mỗi ngày, người bệnh nên uống rượu tỏi từ 1-2 ly, mỗi ly 20ml để chữa bệnh.
  • Do tỏi có tính nóng nên người bệnh không được dùng quá 100ml/ngày vì sẽ gây nên tình trạng viêm loét dạ dày.
  • Rượu tỏi được uống trong bữa ăn hoặc sau bữa ăn để đảm bảo cho sức khỏe.
  • Người bệnh nên theo dõi các phản ứng của cơ thể sau khi dùng rượu tỏi vì có người dị ứng với tỏi và nổi mẫn ngứa thì nên dừng ngay.
  • Một số bệnh nhân có tiền sử cao huyết áp thì không nên dùng rượu tỏi để chữa bệnh.
  • Những bệnh nhân sắp phẫu thuật không nên dùng rượu tỏi vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến các thuốc chống đông máu khi các bác sĩ tiến hành phẫu thuật.

Để ngâm được hũ rượu tỏi thành công, không chỉ bởi cách ngâm rượu tỏi đúng cách mà đòi hỏi công đoạn chọn nguyên liệu ngâm đóng vai trò quan trọng. Rượu dùng để ngâm cần đảm bảo thơm ngon, an toàn. Để nấu được những mẻ rượu chất lượng nhất, quý khách có thể tham khảo thêm máy lão hóa rượu 150 lít được sử dụng phổ biến hiện nay.

Như vậy, rượu tỏi có tác dụng hữu ích đối với cuộc sống con người. Nó được xem là bài thuốc dân gian treo đầu giường và là “thần dược” của mỗi gia đình có tác dụng hỗ trợ tích cực trong việc điều trị các căn bệnh liên quan đến xương khớp, tim mạch, tiêu hóa… Bạn nên học cách ngâm rượu tỏi để tự làm cho mình một hũ rượu tỏi phòng thân đi nhé. Chúc bạn thành công trong việc ngâm rượu tỏi.

2/5 - (1 bình chọn)

    Tư vấn miễn phí

    Tìm đâu xa hỏi ngay chuyên gia tư vấn

    Đinh Văn Nam

    Đinh Văn Nam là chuyên gia kỹ thuật của Newsun. Là người có chuyên môn, đam mê tìm hiểu và phát triển các sản phẩm thiết bị chế biến thực phẩm.

    Bài viết liên quan

    Cách làm rượu gạo lứt thơm ngọt, đơn giản tại nhà

    Rượu gạo lứt là một thức uống khá tốt cho sức khỏe nếu uống với liều lượng vừa phải, hơn … Đọc thêm » “Cách làm rượu gạo lứt thơm ngọt, đơn giản tại nhà”

    Xem thêm

    Cách nấu rượu đậu xanh Bàu Đá – Đặc sản Bình Định

    Rượu đậu xanh là một trong những đặc sản nổi tiếng của làng rượu Bàu Đá, tỉnh Bình Định. Sự … Đọc thêm » “Cách nấu rượu đậu xanh Bàu Đá – Đặc sản Bình Định”

    Xem thêm

    Bật mí quy trình nấu rượu gạo truyền thống đúng chuẩn hương vị

    Nhắc đến rượu truyền thống người ta sẽ nghĩ ngay đến rượu gạo, một thức rượu thơm ngon, dễ uống … Đọc thêm » “Bật mí quy trình nấu rượu gạo truyền thống đúng chuẩn hương vị”

    Xem thêm