Lên Mẫu Sơn thưởng thức rượu làng nghề ngon nổi danh

admin
Ngày đăng: 30-12-2021-Cập nhật: 30-12-2021

Rượu Mẫu Sơn trong vắt như nước suối, thơm ngon, uống dịu, vị đậm đà nhưng lại không quá cay nồng cũng không quá nhạt. Rượu mang hương vị đặc trưng, thơm dịu của rễ và lá cây thuốc miền núi Lạng Sơn, mà chỉ cần thử qua một lần là hương vị sẽ còn vương mãi. Vậy cùng nồi điện nấu rượu NEWSUN tìm hiểu thêm thông tin nhé.

Rượu Mẫu Sơn
Rượu Mẫu Sơn

Men bí truyền

Để chưng cất được loại rượu nổi tiếng này, ngoài các nguyên liệu chính là gạo và nước suối lấy từ những con suối chảy trong núi có độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, thì chất gây men rượu cần phải có là lá rừng. Men lá thường được người ta pha chế từ hơn 30 loại thảo dược quý hiếm như: Cây 30 rễ, dây nước, trầu rừng, dây ngọt… với các tác dụng tuyệt với như chữa thấp khớp, đau lưng, chữa lành vết thương, phòng thấp,…

Sau khi lấy các loại thảo dược về, rửa sạch, băm nhỏ và phơi khô thì mang trộn đều chúng lại với nhau, giã nhỏ và mang đi nấu. Mẻ nước đầu tiên sẽ dùng để nhào bột, nước thứ 2 sẽ dùng để ngâm gạo. Gạo thường dùng là gạo tẻ, không bị ẩm mốc.

Là một trong những người có kinh nghiệm lâu năm và nắm giữ bí quyết pha chế loại men lá quý này – già làng Triệu Sáng Hiển cho biết:”Men phải ủ ít nhất trong 15 ngày. Men càng trắng, càng phồng thì càng tốt. Đặc biệt phương thức làm men chỉ truyền cho con trai và con dâu chứ không bao giờ truyền cho con gái”. Cũng chính nhờ loại men đặc biệt này mà rượu Mẫu Sơn trở nên nổi tiếng và thu hút du khách tới vậy.

Sử dụng men bí truyền để làm rượu Mẫu Sơn
Sử dụng men bí truyền để làm rượu Mẫu Sơn

>>> Xem thêm: Những cách xử lý rượu khê chua đơn giản đến bất ngờ

Quá trình chưng cất truyền thống độc đáo

Theo anh Triệu Văn Thắng, một người nấu rượu lâu năm ở đây Mẫu Sơn cho biết: “Để có được những chai rượu trong vắt và mát rượi, đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên nhẫn qua từng công đoạn: nấu cơm, trộn men, ủ lên men và cho vào hũ (chum, vại) bịt kín trong khoảng 15-25 ngày mới đem chưng cất,  ủ được càng lâu càng tốt”.

Không giống như cách chưng cất dùng nồi nấu rượu bằng điện hiện đại. Cách chưng cất rượu Mẫu Sơn lại giống như quá tình đồ xôi. Điểm khác biệt là cho rượu có một lỗ thủng gần miệng để dẫn rượu ra ngoài. Trên miệng chõ sẽ đặt một cái chảo đổ đầy nước lạnh, cứ khi nào nước nóng thì phải thay ngay để rượu ngưng tụ đảm bảo được nồng độ. Sau khoảng 4 giờ chưng cất và liên tục thay nước thì quá trình nấu rượu mới hoàn thành. Dù chưng cất thủ công, rất cầu kỳ nhưng giá rượu Mẫu Sơn lại không hề đắt. Với rượu mới thì giá rất rẻ chỉ từ 13.000 đồng một lít. Nếu là các loại rượu được ủ trong hầm hoặc hạ thổ thì mới có giá cao hơn.

Cũng theo anh Thắng, nấu rượu lời lãi không được bao nhiêu nhưng người dân chưa bao giờ bỏ nghề. Ở Mẫu Sơn có khoảng có 80 hộ gia đình nấu rượu và vẫn đang mở rộng tới nhiều hộ gia đình khác. Sở dĩ người dân vẫn luôn duy trì nghề nấu rượu, bởi nó như một thứ di sản văn hóa và hiện nay đã trở thành sản phẩm du lịch, làm nên niềm tự hào và đặc sắc riêng của người dân Mẫu Sơn.

Hiện nay, có nhiều loại máy khử độc tố rượu giúp cho rượu trong và lọc andehit xuống mức cho phép, an toàn hơn. Nếu kinh doanh rượu thì bạn có thể tham khảo.

Xứng danh rượu số 1 xứ Lạng

Rượu Mẫu Sơn đã không chỉ là đặc sản vùng miền đơn thuần, mà nó đã trở thành một thương hiệu rượu nổi danh cả nước. Năm 2002, Thương hiệu rượu Mẫu Sơn đã được trao giải thưởng “Sao vàng đất Việt”. Chỉ có nấu ở Mẫu Sơn, sử dụng nước nguồn và men lá của người dân bản địa thì mới làm nên hương vị vừa thơm nồng, nhưng cũng êm dịu của loại rượu này. Người dân Mẫu Sơn cũng chia sẻ thêm rằng: Cũng có người thử đưa nước và mên ở bản địa đi nơi khác nâu nhưng đều không thành. Họ cũng nói: người dân nấu rượu nhiều nhưng cũng không cần lo đầu ra, bởi đã có công ty du lịch phân phối và rát nhiều cửa hàng, đại lý tới thu mua, và cũng có cả những vị khách phương xa đến với Mẫu Sơn ngắm cảnh, mua rượu về làm quà.

Rượu Mẫu Sơn chính gốc, dù lỡ quá chén cũng không gây đau đầu. Với những người nấu lâu năm, chỉ cần nghe tiếng rơi của rượu trong vại và hương rượu thoáng qua là cũng đánh giá được chất lượng rượu.

Rượu Mẫu Sơn khi rót ra chén sẽ có dạng sủi tăm, tiếng rượu thánh thót, hương thơm nồng, uống vào không bị gắt hay cháy cổ. Cứ như thế tiếng lành đồn xa, rượu đã vươn ra tới các địa phương khác, khiến các du khách cứ mỗi lần ghé qua Lạng Sơn là lại muốn nếm thử một lần.

Nhìn chung, men được làm từ thảo dược quý chính là điều làm nên thương hiệu rượu Mẫu Sơn nổi danh như hiện tại. Khi khai thác lá, rễ cây làm men, người ta luôn ươm mầm  và trồng các cây mới bù vào. 

Nếu muốn nấu rượu kinh doanh thì bạn có thể tham khảo các sản phẩm do NEWSUN hiện đang cung cấp. Bên cạnh nồi nấu rượu, NEWSUN cũng rất nhiều loại thiết bị bạn có thể tham khảo như nồi nấu cháo công nghiệp, nồi nấu rượu inox 30 kg/mẻ, nồi nấu xôi bằng điện, nồi nấu phở, nồi tráng bánh cuốn, nồi nấu sữa đậu nành, máy lão hóa rượu,…

Nguồn: https://dienmaynewsun.com

Đánh giá bài viết

    Tư vấn miễn phí

    Tìm đâu xa hỏi ngay chuyên gia tư vấn

    admin

    Bài viết liên quan

    Cách làm rượu gạo lứt thơm ngọt, đơn giản tại nhà

    Rượu gạo lứt là một thức uống khá tốt cho sức khỏe nếu uống với liều lượng vừa phải, hơn … Đọc thêm » “Cách làm rượu gạo lứt thơm ngọt, đơn giản tại nhà”

    Xem thêm

    Cách nấu rượu đậu xanh Bàu Đá – Đặc sản Bình Định

    Rượu đậu xanh là một trong những đặc sản nổi tiếng của làng rượu Bàu Đá, tỉnh Bình Định. Sự … Đọc thêm » “Cách nấu rượu đậu xanh Bàu Đá – Đặc sản Bình Định”

    Xem thêm

    Bật mí quy trình nấu rượu gạo truyền thống đúng chuẩn hương vị

    Nhắc đến rượu truyền thống người ta sẽ nghĩ ngay đến rượu gạo, một thức rượu thơm ngon, dễ uống … Đọc thêm » “Bật mí quy trình nấu rượu gạo truyền thống đúng chuẩn hương vị”

    Xem thêm

    Nên sử dụng nồi nấu rượu lõi đồng hay nồi inox?

    Nồi nấu rượu là sản phẩm được bán rất nhiều bởi dân ta vẫn có nhiều hộ gia đình kinh … Đọc thêm » “Nên sử dụng nồi nấu rượu lõi đồng hay nồi inox?”

    Xem thêm