Cách nấu rượu ngô Bắc Hà làm thực khách ngây ngất

Lào Cai là một tỉnh thuộc phía Bắc nước ta, nơi đây có nhiều người thuộc các dân tộc khác nhau sinh sống, với nhiều bản sắc riêng đem đến cho vùng đất này nét quyến rũ đến kỳ lạ. Dù riêng là thế, nhưng họ vẫn có một nét chung rất đặc trưng đó là thói quen uống rượu và chính từ thói quen đó đã cho ra đời nhiều loại rượu với bí quyết rất riêng cho từng loại. Họ có thể nồi nấu rượu bằng điện từ nhiều loại lúa, hạt ngũ cốc,… trong đó rượu nấu từ ngô của người Dao sống trên cao nguyên Bắc Hà chính là một trong ba loại sơn tửu nổi danh cùng với rượu Táo Mèo, rượu San Lùng của Lào Cai.

Cách nấu rượu ngô Bắc Hà
Cách nấu rượu ngô Bắc Hà

Người Dao sống tại cao nguyên Bắc Hà có tính cách hiền hòa, thân thiện và cực kỳ hiếu khách, nhưng họ cũng vô cùng đơn thuần. Nên với những vị khách đến nhà, họ luôn mong muốn nhận được sự tán thưởng để chứng tỏ vị khách đó hài lòng với sự thếch đãi của mình. Nếu đã từng một lần đến Bắc Hà, dù là người không biết uống rượu thì cũng uống vài ngụm để đáp lại tấm lòng nhiệt tình của người dân nơi đây vì đó chính là loại thức uống được họ trân trọng.

Tìm hiểu thông tin: 5 nguyên tắc bảo quản rượu bia người dùng nhất định phải biết

Nét duyên của rượu ngô Bắc Hà

Cách làm rượu ngô của người Dao thể hiện rõ nét thói quen và đặc tính canh tác của vùng đất họ sinh sống. Bắc Hà là một cao nguyên rộng lớn, xinh đẹp và rất thơ mộng, loại ngũ cốc được trồng nhiều nhất ở đây chính là ngô.

Trong tất cả những loại rượu được làm theo phương thức chưng cất, rượu được nấu từ gạo là ngon nhất, đặc biệt là gạo nếp. Tuy nhiên, với công thức làm men đặc biệt, người Dao đã sáng tạo nên một đặc sản cực kỳ hấp dẫn. Cách nấu rượu ngô cũng tương tự như khi chưng cất rượu gạo hay các loại rượu khác, dùng ngô được thu hoạch trong mùa hè, ủ với một loại men đặc chế và dùng nước suối thanh khiết để tạo nên tuyệt tác làm say lòng người.

Rượu ngô Bắc Hà được ví như người con gái Dao dù nồng nhiệt nhưng không che lấp đi nét yêu kiều, đáng yêu. Với cách nấu rượu ngô đặc biệt này đem đến loại rượu trong như nước suối, có vị thơm nồng, uống vào càng thấm, say lâu nhưng không gây nhức đầu, mỏi mệt.

Nguyên liệu làm rượu ngô
Nguyên liệu làm rượu ngô

Người Dao dùng loại men tự chế đặc biệt trong cách nấu rượu ngô

Người ta gọi cây Pà với cái tên rất đẹp, đó là hồng my. Và loại men dùng trong cách làm rượu ngô là được làm từ loại cây này. Cây hồng my mọc như tất cả những loại cỏ hoang khác, chúng mọc nhiều tại vùng cao nguyên Bắc Hà, trên những sườn đồi, mọc trong những nương khoai, nương lúa, ngô và thoạt nhìn thì có vẻ giống như cỏ mần trầu nhưng thân của chúng cao hơn.

Để có được loại men tốt nhất cho cách nấu rượu ngô Bắc Hà, người ta thường thu hoạch hồng my từ khoảng tháng 9, tháng 10. Tất cả những bông hồng my được họ cắt về và treo lên phơi trước sân nhà hoặc trong gác bếp, đợi khô thì bóp lấy những hạt nhỏ bên trong ra và dùng chúng để làm men.

Cách làm men từ hồng my khá đơn giản, người ta xây nhuyễn số hạt hồng my này thành bột, sau đó cho vào một ít nước rượu đầu cùng với nước sôi và nhào cho thật nhuyễn. Bột hồng my sau đó sẽ được vo lại thành từng viên nhỏ hơn nắm tay và đặt toàn bộ chúng lên nia có lót sẵn rơm, rồi cứ để như vậy mà phơi nơi thoáng gió có ít nắng.

Cách nấu rượu ngô Bắc Hà

Ngô được dùng để nấu rượu ngon nhất là loại ngô vàng được thu hoạch trong vụ trồng tháng 6 đến tháng 7. Người Dao rất vô tư chia sẻ những bí quyết của mình, tuy nhiên có lẽ nét đặc biệt của loại rượu ngô Bản Phố chính là dùng từ loại ngô trồng trên núi cao nên cho ra hương vị khác hẳn những loại ngô khác.

Đồng thời, để có được hương vị đặc trưng đó thì nguồn nước suối lấy từ các khe đá chính là một bí quyết tạo nên loại rượu có mùi hương và vị quyến rũ say lòng người.

Nếu đã có đầy đủ những nguyên liệu cần thiết, cách nấu rượu ngô Bắc Hà cũng khá là đơn giản. Trước tiên chọn ngô và sau đó lẫy lấy hạt, rửa sạch hạt ngô sau đó đem vào bung ngô. Bung tức là luộc ngô, nhưng để có được ngô bung ngon nhất thì cần luộc với lửa nhỏ và đều liên tục cả một ngày đêm, đảm bảo ngô sau khi bung xong phải nở đều, mềm và dẻo

Vớt tất cả ngô ra nia, trải đều và để cho ngô nguội hẳn hoặc khi còn hơi ấm là có thể trộn men. Công thức trộn men trong cách ngâm rượu ngô đó là cứ 10kg ngô thì dùng kèm 3 trái men. Men cần phải được giã nhuyễn trước khi trộn để đảm bảo thấm đều vào từng hạt ngô và lên men tốt nhất.

Trong cách ngâm rượu ngô của người Dao Bắc Hà, công đoạn ủ men rất được coi trọng, họ cho toàn bộ ngô trộn men vào thùng, đậy kỹ và để ở chỗ tối để ủ như vậy trong khoảng từ 5-6 ngày.

Ngô sau khi được ủ thành công sẽ đem đi chưng cất để cho ra rượu ngô ngon. Thường họ dùng xửng gỗ để chưng cất rượu thủ công và cho ra loại rượu ngô ngon nhất. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có nhiều loại nồi nấu rượu inox 80 kg/mẻ có thể chưng cất rượu ngô và cũng đã có nhiều người thành công với phương pháp này cho ra loại rượu ngô có độ ngon không kém.

Vậy bạn có muốn thử không? Sẽ rất thú vị nếu tự tay nấu những mẻ rượu thơm ngon, an toàn.

Nguồn: https://dienmaynewsun.com

Bài viết liên quan

Cách làm rượu gạo lứt thơm ngọt, đơn giản tại nhà

Rượu gạo lứt là một thức uống khá tốt cho sức khỏe nếu uống với liều lượng vừa phải, hơn … Đọc thêm » “Cách làm rượu gạo lứt thơm ngọt, đơn giản tại nhà”

Xem thêm

Cách nấu rượu đậu xanh Bàu Đá – Đặc sản Bình Định

Rượu đậu xanh là một trong những đặc sản nổi tiếng của làng rượu Bàu Đá, tỉnh Bình Định. Sự … Đọc thêm » “Cách nấu rượu đậu xanh Bàu Đá – Đặc sản Bình Định”

Xem thêm

Bật mí quy trình nấu rượu gạo truyền thống đúng chuẩn hương vị

Nhắc đến rượu truyền thống người ta sẽ nghĩ ngay đến rượu gạo, một thức rượu thơm ngon, dễ uống … Đọc thêm » “Bật mí quy trình nấu rượu gạo truyền thống đúng chuẩn hương vị”

Xem thêm

Nên sử dụng nồi nấu rượu lõi đồng hay nồi inox?

Nồi nấu rượu là sản phẩm được bán rất nhiều bởi dân ta vẫn có nhiều hộ gia đình kinh … Đọc thêm » “Nên sử dụng nồi nấu rượu lõi đồng hay nồi inox?”

Xem thêm